Vietnamdefence.com

 

Trung, Mỹ tất yếu chiến tranh

VietnamDefence - Nguyên nhân hoặc sẽ là Đài Loan, hoặc sẽ là bán đảo Triều Tiên.

VND: Giới thiệu bài viết trên Hoàn cầu thời báo để quý vị tham khảo. Quan điểm trong bài báo không phải là quan điểm của VietnamDefence.

John J. Mearsheimer, giáo sư Đại học tổng hợp Chicago, Mỹ: Liệu Trung Quốc có đi đến vị trí đại cường bằng con đường hòa bình không? Kết luận của tôi là: không, không thể. Sau khi trở thành bá quyền khu vực, Mỹ đã tích cực cản trở sự xuất hiện các đối thủ mạnh ở các nơi khác. Họ đã hành xử như vậy cả đối với Đức, cả với Liên Xô và cả với Nhật bản. Mỹ không muốn đề ngay sát sườn họ có một quốc gia mạnh từ khu vực khác, đó chính là bản chất của học thuyết Monroe. Nếu như ai đó vẫn dám thách thức chúng ta, chúng ta đã đánh đuổi nó đi, và đối với Trung Quốc cũng sẽ như vậy.

Trung Quốc là đất nước có lịch sử chói sáng. Trong việc nó biến thành bá quyền toàn thế giới có một logic sắt thép. Và Trung Quốc có thể đưa ra “học thuyết Monroe” của riêng mình: sau khi trở thành nước mạnh nhất trong khu vực, Trung Quốc không muốn để Mỹ vào “lãnh địa” của mình.

Và quả thực, chẳng lẽ việc dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á không phải là nỗ lực hạn chế sự phát triển của Trung Quốc và ngăn cản nước này trở thành bá quyền khu vực? Bởi vậy, chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ khó tránh khỏi. Cuộc xung đột là hoàn toàn có thể vì Đài Loan hoặc bán đảo Triều Tiên. Sự đạo đức giả của Mỹ ở chỗ Mỹ nói đến sự khoan dung đối với Trung Quốc, nhưng trên thực tế, họ sẽ không để Trung Quốc lớn mạnh và phát triển. Cuối cùng, kịch bản mà trong đó Trung và Mỹ gặp nhau trên chiến trường là hoàn toàn có thể.

Yan Xuetong, giáo sư Đại học Thanh Hoa: Là một người thực tiễn, tôi phần nhiều đồng ý với Mearsheimer. Tôi đồng ý là cả Trung Quốc và Mỹ đều muốn là số 1 trên thế giới, và tôi chia xẻ ý kiến cho rằng, Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm và cẩn trọng, tránh những hành động và phát biểu ầm ĩ. Nhưng về vấn đề lựa chọn chiến lược của Trung Quốc và của Mỹ, quan điểm của chúng tôi khác nhau. Không có chuyện Trung Quốc sẽ đi theo cùng con đường như đối thủ của nó, ngoài ra cả Mỹ cũng có các phương án khác, ngoài việc kiềm chế Trung Quốc. Có thể, Mỹ có những phương án chiến lược thậm chí nhiều hơn so với Trung Quốc trên con đường Trung Quốc tiến tới vị thế lãnh đạo thế giới.

Tập Cận Bình đã nói rằng, quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để phục hưng dân tộc. Ông ấy đứng trên lập trường làm sâu sắc thêm hợp tác hòa bình với các nước láng giềng, về mặt kinh tế, thúc đẩy các ý tưởng “con đường tơ lụa trên biển” và “vành đai kinh tế con đường tơ lụa mới”. Cách tiếp cận đó khác với cách tiếp cận có trước đó, đây là thứ hoàn toàn mới. Trước đây, trong chính sách đối ngoại của chúng ta có cảm thấy ưu thế của Mỹ. Khi Mỹ có xung đột với các nước láng giềng của chúng ta, chúng ta đã luôn coi trọng họ. Chúng ta bây giờ lấy đâu ra cá láng giềng tốt?
Trung Quốc cho rằng, để tạo điều kiện cho việc phối hợp hành động, cần hướng đến để sao cho các đối tác có những lợi ích chung, chứ hoàn toàn không phải là sự tin tưởng lẫn nhau. Bởi vậy, kể cả xung đột lợi ích sẽ nảy sinh trong việc gì đó, sẽ có thể cùng nhau thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn sự xuất hiện của cuộc xung đột thực sự. Những lợi ích chung, chứ không phải là sự tin tưởng lẫn nhau - đó chính là nền tảng của sự hợp tác.

Làm thế nào để Trung Quốc có được tình bạn của các nước khác? Con đường để có được những người bạn chân chính là giúp đỡ lẫn nhau. Trung Quốc cần tiến hành chính sách cho phép cả những nước bạn bè có được lợi ích từ mối quan hệ, chứ không chỉ nghĩ đến chuyện làm sao kiếm lợi ở đối tác. Đó cũng chính là cái gọi là “mở rộng quan hệ tốt đẹp của mình sang các nước láng giềng” và “cùng chung số phận của cả nhân loại” (những khẩu hiệu quen thuộc sau đại hội XVIII đảng cộng sản Trung Quốc).

Trung Quốc cần phải là một “nhà cai trị nhân đức”. Tuy nhiên, việc đi theo “cùng chung số phận của cả nhân loại” cũng chính là phiên bản hiện đại của “cai trị nhân đức”. Từ giác độ thực tiễn sôi động, đạo đức là vô ích, nhưng chủ nghĩa thực tiễn đạo đức coi đạo đức như một trong những thành tố sức mạnh thực tế của quốc gia, bởi lẽ chính nhờ nó, có thể làm sâu sắc quan hệ với các đồng minh, ở nước ngoài thì kết thêm được những người bạn mới, còn trong nước thì được nhân dân ủng hộ.

Trong những năm 1950-1960, Trung Quốc đã rất yếu, nhưng đã tham gia tích cực vào các cuộc xung đột quân sự. Cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc đã ngày càng ít muốn dùng đến sức mạnh vũ khí, và Trung Quốc đã trở thành đại cường hòa bình nhất trong các đại cường trên thế giới. Như vậy, đã thể hiện xu hướng trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, đó là nơi bắt đầu của nó.

Tuy nhiên, nguyện vọng trỗi dậy hòa bình không có nghĩa là Trung Quốc nhẫn nhục chịu đựng tất cả, hay sợ dùng vũ khí. Quan điểm của Tập Cận Bình về sự tồn tại của “giới hạn” trong chính sách chính là nói về điều này. Đường lối đối ngoại của Trung Quốc nay có cả các nguyên tắc cơ bản, cả giới hạn dưới, các đặc điểm của nó cũng được hình thành. Xuất phát từ tất cả những cái đó, tôi không loại trừ Trung Quốc có thể bị cuốn vào chiến tranh, nguy cơ đó hiện hữu, nhưng tôi cũng không phủ nhận là Trung Quốc có cơ hội đi lên vị trí đại cường bằng con đường hòa bình.

Giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ không có chiến tranh công khai ít ra là vì: một là sự tồn tại của vũ khí hạt nhân. Một khi các quả bom nguyên tử đã ngăn chặn được chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô thì hiển nhiên chúng sẽ có thể ngăn cản cả Mỹ và Trung Quốc chiến tranh với nhau. Hai là, toàn cầu hóa. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước trên thế giới hiện nay lớn hơn nhiều so với trước Thế chiến I. Đồng thời, các vai trò của toàn cầu hóa và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau lại không khác nhau nhiều. Toàn cầu hóa nâng cao mức độ nhạy cảm đối với sự phụ thuộc lẫn nhau, nhưng đồng thời nó cũng làm giảm mức độ dễ bị tổn thương của các quan hệ đó. Kết quả là hai bên không đơn thuần là tiếp cận rất thận trọng đối với các vấn đề tuyên chiến, mà còn rất không muốn nó xảy ra.

Nguồn: Global Times, Wartelegraph, 9.12.2013.

Print Print E-mail Print