Vietnamdefence.com

 

Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Việt nâng lên tầm chiến lược

VietnamDefence - TT Nga Dmitry Medvedev ngày 30-31.10.2010 sẽ tham gia cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN-Nga lần thứ hai và thăm chính thức Việt Nam. Trong quá trình hội đàm, hai bên sẽ đề cập cả lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự song phương.

TT Nga Dmitry Medvedev tiếp đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm Nga tháng 10.2008 (kremlin.ru)

“Hợp tác kỹ thuật quân sự là lĩnh vực hợp tác song phương truyền thống”, - Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói trước chuyến thăm của TT Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội.- “Việt Nam dự định mở rộng và củng cố sự hợp tác với Nga trong lĩnh vực này”.

Hợp tác Nga-Việt Nam trong những năm gần đây đã nâng lên tầm đối tác chiến lược. Trong chuyến thăm Moskva của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào tháng 10.2008, hai bên đã ký kết biên bản liên chính phủ về về hợp tác trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự giai đoạn đến năm 2020. Chỉ trong 3 năm gần đây, Nga đã ký với Việt Nam các hợp đồng cung cấp vũ khí trị giá hơn 5,5 tỷ USD.

Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam. Trong tương lai hợp tác song phương trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự sẽ mở rộng hơn nữa.

Nga đang hợp tác với Việt Nam về tất cả các loại vũ khí trang bị.

Cụ thể, trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa triệt để hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất đặt mua vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng trị giá các đơn đặt hàng mua vũ khí hải quân Nga của Việt Nam đã có thể sánh với các hợp đồng đang thực hiện theo đơn đặt hàng của Hải quân Ấn Độ.

Nga và Việt Nam đang thực hiện các dự án quy mô cung cấp máy bay quân sự. Tháng 2.2010, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng cung cấp 12 tiêm kích Su-30МК2 và vũ khí hàng không trị giá gần 1 tỷ USD. Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam các máy bay theo hợp đồng này vào năm 2011-2012.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ nhận được vũ khí hàng không và phụ tùng cho cả số máy bay mới, lẫn số tiêm kích đã mua trước đó (hợp đồng trước đó bán 8 Su-30МК2 không có vũ khí hàng không được ký vào đầu năm 2009 trị giá gần 400 triệu USD).

Dự kiến, Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 4 Su-30МК2 đầu tiên theo hợp đồng ký năm 2009 vào cuối tháng 12.2010.

Nga cũng đang xúc tiến vào thị trường Việt Nam máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130. Xét đến việc Việt Nam mua thêm Su-30МК, công ty Sukhoi đang đàm phán xây dựng tại Việt Nam trung tâm khu vực bảo dưỡng máy bay Sukhoi.

Nga cũng chào bán cho Việt Nam tiêm kích MiG-29SMT. Việt Nam bày tỏ quan tâm mua sắm trong tương lai các máy bay vận tải Il-76MF lắp động cơ PS-90A.

Việt Nam bắt đầu mua nhiều vũ khí trang bị không quân của Nga từ giữa thập kỷ 1990 sau thời gian dài hợp tác kỹ thuật quân sự song phương suy giảm. Năm 1995, Việt Nam đã mua của Nga lô đầu tiên gồm 6 máy bay Su-27 (5 Su-27SK và 1 Su-27UBK) trị giá 150 triệu USD. Đầu năm 1997, Hà Nội đã mua lô thứ hai gồm 6 Su-27 (5 Su-27SK và 1 Su-27UBK).

Trong số các thương vụ đã thực hiện, cần lưu ý đến hợp đồng nâng cấp 2 tiêm kích MiG-21bis. Năm 1996-1998, KnAAPO và công ty Sukhoi đã tiến hành hiện đại hóa 32 máy bay một chỗ ngồi Su-22М4 và 2 máy bay huấn luyện chiến đấu Su-22UM3. Hiện nay, 53 tiêm-cường kích Su-22М4/Su-22UM3 là chủ lực của lực lượng máy bay tiến công của Không quân Việt Namа.

Tháng 12.2003, Rosoboronoexport đã ký hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 4 máy bay Su-30МК. Biến thể cơ sở Su-30МК đã được cải tiến thích ứng theo yêu cầu của Không quân Việt Nam. Số máy bay này được chuyển giao năm 2004.

Việt Nam đã công bố ý định tiến hành chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng không quốc gia. Hai bên đã hội đàm về chủ đề này trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 3.2010 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov. Phía Việt Nam đã tỏ ra rất quan tâm đến các phương tiện phòng không Nga, trong đó có các hệ thống tên lửa phòng không Tor, Buk và S-300. Ông А. Serdyukov khi nói về kết quả chuyến thăm cho biết, “trong danh mục các vũ khí này, chúng tôi sẵn sàng bán thứ gì đó từ số có sẵn của Bộ Quốc phòng Nga”.

Trong 10 năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư lớn cho hiện đại hóa Không quân và Hải quân. Còn đầu tư để hoàn thiện hệ thống phòng không không được nhiều như thế.

Ví dụ, năm 2001, Nga ký với Việt Nam hợp đồng trị giá 64 triệu USD, cung cấp lô dùng thử và chuyển giao giấy phép sản xuất tên lửa phòng không Igla-S. Lô hàng hóa của hợp đồng (cung cấp 50 tên lửa Igla-S) được thực hiện năm 2002.

Mùa hè năm 2003, Nga ký hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-1 (12 bệ phóng), trị giá gần 230 triệu USD. Các hệ thống này đã thay thế một phần các hệ thống tên lửa phòng không S-75 có trong trang bị của phòng không Việt Nam từ năm 1965. Tập đoàn phòng không Almaz-Anteii đã hoàn thành giao hàng của hợp đồng này vào tháng 12.2005.

Việt Nam cũng có nhu cầu hiện đại hóa các hệ thống tên lửa phòng không S-125 hiện có. Liên Xô từng cung cấp cho Việt Nam gần 40 tiểu đoàn S-125. Nhu cầu hiện đại hóa S-125 của Việt Nam đã được thể hiện trong các văn bản các hội nghị của ủy ban liên chính phủ song phương về hợp tác kỹ thuật quân sự.

Việc đàm phán về lĩnh vực vũ khí phòng không trong chuyến thăm Hà Nội của ông A. Serdyukov nằm trong khuôn khổ thảo luận khả năng ký hàng loạt hợp đồng mới cung cấp nhiều loại vũ khí trang bị cho đến năm 2020.

  • Nguồn: Armstrade, ngày 29.10.2010.

Print Print E-mail Print