Vietnamdefence.com

 

Vũ khí Nhật tấn công Đông Nam Á

VietnamDefence - Nhật Bản đàm phán bán thủy phi cơ US-2 cho quân đội Indonesia.

Thủy phi cơ tìm cứu US-2 của ShinMaywa (chiếc thứ tư, số hiệu 9904, số series 4004) của không quân Hải quân Phòng vệ Nhật Bản tham gia duyệt binh hải quân ở Yokosuka. Cận cảnh là tàu khu trục tối tân DD 115 Akizuki. (Bộ Quốc phòng Nhật Bản, 14.10.2012)

Tạp chí Jane's Defence Weekly trong bài báo ShinMaywa looks to market amphibious SAR aircraft to Indonesia của John Grevatt dẫn lời đại diện tập đoàn ShinMaywa Industries là Eiichi Negishiđưa tin rằng, hãng này đang đàm phán với quân đội Indonesia về việc bán thủy phi cơ tìm cứu US-2 của hãng ShinMaywa. Tuy nhiên, hiện Indonesia chưa bắt đầu các thủ tục mở thầu chính thức.

ShinMaywa Industries đã được Bộ Quốc phòng Nhật chính thức cho phép xuất khẩu máy bay US-2 vào tháng 11/2011. Trước đó, vào năm 2011, công ty này đã được cấp giấy phép riêng để chào bán biến thể US-2 có tên SS3I để tham dự cuộc thầu của không quân Hải quân Ấn Độ mua 6 thủy phi cơ.

Những giấy phép này là bước đi đáng kể đầu tiên xa rời chính sách “3 nguyên tắc” của chính phủ Nhật mà trên thực tế là cấm xuất khẩu vũ khí trang bị của Nhật.

Khả năng xuất khẩu US-2 đánh dấu việc nhà sản xuất thủy phi cơ cỡ lớn đứng hàng thứ ba thế giới sau công ty “TANK G.M. Beriev” của Nga và Bombardier Aerospace của Canada, bước chân ra thị trường thế giới. Ngoài Ấn Độ và Indonesia, có tin Brunei cũng quan tâm đến US-2.

Công ty ShinMaywa Industries (đến năm 1992 sử dụng tên gọi Shin-Meiwa) được thành lập năm 1949 với tư cách doanh nghiệp kế từa hãng chế tạo máy bay Kawanishi Aircraft Company (nổi tiếng hơn với các thuyền bay lớn) của Nhật Bản và sai đps đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành.

Cho đến nay, ShinMaywa vẫn duy trì vị thế gần như độc quyền trong lĩnh vực máy bay thủy. Năm 1962, Shin-Meiwa bắt đầu thử nghiệm thuyền bay thử nghiệm 4 động cơ turbine cánh quạt cỡ lớn UF-XS (tên của hãng là SS1) mà công trình sư trưởng thiết kế là Shizuo Kikuhara, người từng thiết kế các thuyền bay cỡ lớn trước đây của Kawanishi.

Thủy phi cơ chống ngầm US-2

Theo đơn đặt hàng của Hải quân phòng vệ Nhật, trên cơ sở máy bay này, ShinMaywa đã phát triển và sản xuất thuyền bay chống ngầm 4 động cơ turbine cánh quạt cỡ lớn PS-1 (tên của hãng là SS2, từ năm 1967-1978 đã sản xuất 23 chiếc) và biến thể thủy phi cơ tìm cứu của nó là US-1/US-1A (SS2А, từ năm 1975-2004 đã sản xuất 20 chiếc).

Tiếp tục phát triển US-1A, ShinMaywa Industries từ năm 1996 đã chế tạo thủy phi cơ tìm cứu cải tiến US-2 (SS3). Nhưng US-2 chỉ được sản xuất đơn lẻ, từ năm 2004-2010, không quân Hải quân Nhật chỉ nhận được 2 chiếc US-2 chế thử và 3 chiếc sản xuất loạt.

Dự thảo ngân sách quốc phòng Nhật tài khóa 2013 có dự chi mua sắm 6 chiếc US-2 trị giá 12,5 tỷ yen (156 triệu USD). Do đó, việc ShinMaywa muốn xuất khẩu US-2 là điều dễ hiểu.

Trước đó, từ năm 2006, công ty đã thông báo việc phát triển trên cơ sở US-2 biến thể chở khách (38-42 chỗ) và biến thể cứu hỏa. Năm 2010, có tin ShinMaywa chào giá US-2 ở biến thể thương mại là 7 tỷ yen (gần 90 triệu USD).

Thủy phi cơ US-2 có chiều dài và sải cánh 33 m, tốc độ đến 560 km/h và tầm bay đến 4.700 km, chở được 20 người.

Nguồn: bmpd, 10.11.2012.

Print Print E-mail Print