Vietnamdefence.com

 

Thử tiêm kích dùng linh kiện in ba chiều

VietnamDefence - Hãng BAE Systems đã lần đầu tiên bay thử một tiêm kích Tornado GR.4 của Không quân Anh sử dụng một số linh kiện kim loại chế tạo bằng cách “in ra”.

Tornado GR.4 (BAE Systems)
Chiếc máy bay chiến đấu đã bay từ căn cứ không quân Warton ở Lancashire vào tháng 12/2013. Việc thử nghiệm được xác nhận là thành công. Tuy nhiên, danh sách đầy đủ các chi tiết sản xuất bằng cách “in ra” lắp cho chiếc tiêm kích không được tiết lộ.

BAE Systems tiến hành thiết kế và “in” ba chiều các phụ tùng cho tiêm kích theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Anh. Hiện chưa rõ người ta dùng công nghệ nào. Dự đoán, đó có thể là công nghệ thiêu kết kim loại trực tiếp bằng laser DMLS (Direct Metal Laser Sintering).

Dự đoán, việc sử dụng trên các tiêm kích Tornado các linh kiện “in” sẽ cho phép Không quân Anh tiết kiệm 1,2 triệu bảng Anh trong 4 năm.

BAE Systems thiết kế và “in” các phụ tùng kim loại tại căn cứ không quân Marham ở Norfolk. Đó là các vỏ bảo vệ các máy vô tuyến điện trong buồng lái và trục dẫn lực. Giá cả của một số linh kiện “in” là dưới 100 bảng Anh. Người ta dự định trang bị các phụ tùng “in” cho 4 phi đội tiêm kích Tornado GR.4.

Cần lưu ý là công nghệ “in” kim loại trong công nghiệp quốc phòng gần đây trở nên ngày càng phổ biến. Khi in bằng công suất DMLS, bột kim loại được đổ vào một cái hốc và bằng laser nó bị tan chảy thành một kết cấu đồng nhất. Việc “In” được thực hiện từng lớp một, độ dàu mỗi lớp là gần 20 micron. Những chi tiết sản xuất bằng cách đó không đòi hỏi xử lý cơ học thêm.

Tháng 11/2013, công ty Mỹ Solid Components đã quyết định chứng minh rằng, công nghệ DMLS khá tin cậy và chính xác để sử dụng nó trong sản xuất vũ khí. Để làm việc đó, hãng này đã “in” từ kim loại một mẫu súng ngắn quân dụng M1911 cỡ đạn .45 ACP có thể hoạt động. Súng gồn 33 chi tiết (ngoài lò xo được làm riêng) đã trải qua thử nghiệm bắn thành công.

Nguồn: The Daily Telegraph, Lenta, 6.1.2014.

Print Print E-mail Print