Vietnamdefence.com

 

Vũ khí tối hậu của Nhật Bản

VietnamDefence - Nhật Bản có đủ plutonium để làm 1.000 quả bom hạt nhân.

Lý do thực sự khiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không chịu từ bỏ điện hạt nhân là vì ông ta muốn phát triển một chương trình vũ khí hạt nhân, tờ Văn Hối báo ở Hongkong dẫn lời Koide Hiroaki, một trợ lý giáo sư tại Viện Nghiên cứu lò phản ứng thuộc Đại học Kyoto đưa tin.

Đã có những lời kêu gọi mạnh mẽ để Tokyo xem xét lại quan điểm về năng lượng hạt nhân sau sự cố hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011, khi nhà máy Fukushima Daiichi ở phía bắc Tokyo tàn phá bởi một trận động đất và sóng thần, gây ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl.

Bất chấp những rủi ro, ông Hiroaki nói rằng, Tokyo đang quyết tâm phát triển bom hạt nhân. Do Nhật Bản không được phép nhập khẩu hợp pháp plutonium cấp độ vũ khí, Nhật có thể trích xuất plutonium cần thiết từ chất thải hạt nhân từ các nhà máy điện của nước này.

Các nhà phân tích Mỹ ước tính rằng, Nhật Bản hiện có đủ plutonium để sản xuất ít nhất 1.000 quả bom hạt nhân. Theo hiến pháp, Nhật Bản không được phép sở hữu bất kỳ loại vũ khí tấn công nào, kể cả bom hạt nhân. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chính trị gia Nhật Bản đã bắt đầu kêu gọi bãi bỏ 3 nguyên tắc phi hạt nhân của Nhật khi căng thẳng Nhật-Trung trong tranh chấp biển Hoa Đông leo thang.

Ba nguyên tắc phi hạt nhân đã được cựu Thủ tướng Nhật Eisaku Sato đưa ra trong một bài phát biểu trước Hạ viện vào năm 1967. Theo đó, Nhật Bản sẽ không sở hữu, cũng như không sản xuất vũ khí hạt nhân, hay cũng không cho phép đưa vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ Nhật Bản.

Các nguyên tắc đã dẫn dắt chính sách hạt nhân của Nhật Bản kể từ chúng được chấp nhận. Tuy nhiên, để giành được sự hỗ trợ của cánh hữu, ông Abe tiếp tục tiến bước và không chiu từ bỏ các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản bất chấp sự phản đối từ trong và ngoài nước. Văn Hối báo cho rằng, đây là một động thái rất nguy hiểm đối với Nhật Bản vì nó sẽ chỉ mang lại bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, trước đà lớn mạnh vũ bão của Trung Quốc và sức mạnh cũng cam kết suy giảm của Mỹ, cuối cùng Nhật sẽ đến với vũ khí hạt nhân như phương tiện tối hậu giúp cân bằng cán cân sức mạnh chiến lược Trung-Nhật. Điều đó tất yếu sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Đông Bắc Á với các đấu thủ mới là Hàn Quốc và Đài Loan. Cuộc chạy đua thậm chí có nguy cơ lan rộng xuống Đông Nam Á.

Nguồn: Want China Times, 31.12.2013.

Print Print E-mail Print