VietnamDefence -
Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.
|
DF-21 |
Đúng như các chuyên gia đã dự báo, việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Cận Đông, và nó đã bắt đầu thực sự. Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.
Trung Quốc đã đồng ý về mặt nguyên tắc với thương vụ này và sẽ xây dựng một căn cứ tác chiến cho các tên lửa mới của Saudi Arabia ở gần thủ đô Riyadh.
Năm ngoái, đã xuất hiện thông tin không được xác nhận cho biết, Saudi Arabia đã ký hợp đồng để Pakistan cung cấp các đầu đạn hạt nhân lắp cho tên lửa cho họ.
Đối thủ chủ yếu ở Cận Đông của Saudi Arabia theo dòng Hồi giáo Sunnite là Iran theo dòng Shiite đang tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Ở Syria, ông Bashar al-Assad đang trấn áp quân nổi dậy Sunnite bất kể những la lối đáng sợ của Mỹ và châu Âu. Còn Saudi Arabia đang cung cấp cho quân nổi dậy Syria tiền bạc, vũ khí và chỉ chờ sự chấp thuận của Mỹ để xâm lược Syria.
Hiện lực lượng tên lửa chiến lược của Saudi Arabia đã có các tên lửa đường đạn tầm trung DF-3 (CSS-2). Năm 1987, những người đàn ông rậm râu được bảo vệ hùng hậu đã đến thăm một căn cứ tên lửa chiến lược ở Trung Quốc. Chỉ một năm sau, tờ The Washington Post của Mỹ đăng bài báo cho hay, Trung Quốc đang đàm phán bán cho Saudi Arabia tên lửa DF-3. Trong khi đó, giữa hai nước vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 6/4/1988, đáp lại “những cãi cọ bất tận” của Mỹ và một số nước Cận Đông về thương vụ tên lửa với Saudi Arabia, ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã tuyên bố rằng, “theo yêu cầu của vương quốc Saudi Arabia, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một số tên lửa phi hạt nhân đất đối đất”.
Tên lửa đường đạn tầm trung DF-là “tên lửa chiến lược thế hệ 1 được phát triển ở Trung Quốc” và là tên lửa đầu tiên có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 1MT đi xa 2.800 km (biến thể cải tiến có tầm lên tới 4.000 km). Từ lãnh thổ Saudi Arabia, các tên lửa này có thể tấn công Iran, Iraq và Israel, thậm chỉ cả một số khu vực của Ấn Độ và Liên Xô.
Trong cuộc chiến tranh Arab-Isael năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố rằng, để bảo vệ Israel, Không quân Mỹ sẽ tấn công vào “tất cả những chỉ sẽ bay đến Israel”. Tuyên bố đó làm các nước Arab và Cận Đông rất tức giận, khiến họ cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Từ đó, các nước Arab đã hiểu rằng, họ sẽ không thể vượt qua Israel bằng quân sự vì Israel đã có các tiêm kích F-15 và tên lửa đường đạn Jericho II với tầm bắn hơn 1.000 km, đồng thời đã bắt đầu phát triển tiêm kích nội địa Lavi và có tin Israel đã có vũ khí hạt nhân.
Saudi Arabia có tryền thống mua vũ khí phương Tây, trước hết là Mỹ, nhưng việc đàm phán mua vũ khí của họ luôn gặp sự chống đối của Israel. Quốc vương Saudi Arabia Fahd đã chán ngán những cuộc kiểm tra kiểm toán và điều trần bất tận ở Quốc hội Mỹ vốn luôn cản trở Saudi mua vũ khí Mỹ. Trong lúc tức giận bùng phát, vị quốc vương này đã nói rằng, “chúng tôi đang chi nhiều tiền để mua vũ khí Mỹ, nhưng đang vấp phải sự lạm dụng của Quốc hội Mỹ, và “đã cảm ơn” nước Mỹ vì “ân huệ” đó. Vương quốc Saudi đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung vũ khí khác.
Năm 1980, hai quốc gia khai thác dầu lửa lớn ở Cận Đông là Iran và Iraq bắt đầu cuộc chiến kéo dài 8 năm. Vấp phải sự đe dọa kép (từ phía Iran và Israel), Saudi Arabia đã thông qua đại sứ của mình ở Mỹ là hoàng thân Bandar yêu cầu Washington bán cho tên lửa đường đạn chiến thuật. Dù các tên lửa này chỉ có tầm bắn không quá 120 km, yêu cầu này đã bị Mỹ bác bỏ. Saudi chán ngán quay sang tự tìm mua tên lửa đường đạn. Tư lệnh phòng không Saudi, hoàng thân Sultan đã khuyên quốc vương cầu cứu Trung Quốc.
Nguồn: militaryparitet, forumdaily, Military-informant, 3.5.2013