Vietnamdefence.com

 

Nga triển khai tiêm kích ở… EU để bảo vệ Syria

VietnamDefence - Căn cứ quân sự Paphos trên đảo Síp có thể được sử dụng để bảo vệ không phận Syria và kiểm soát không phận Địa Trung Hải, một nguồn tin trong Không quân Nga tiết lộ.

Từ căn cứ không quân Paphos đến Syria chỉ vẻn vẹn có 300 km

“Hoàn toàn rõ ràng là ngoài các máy bay, Moskva sẽ triển khai tại căn cứ các radar phát hiện và chúng sẽ bao quát một phần khu vực, trong đó có Israel, Li-băng, Syria và một phần Thổ Nhĩ Kỳ. Mà kiểm soát không phận là gì? Là (không quân) Israel sẽ không còn bay được đi đâu nữa. Chúng sẽ phát hiện, truyền (dữ liệu) cho người cần và họ sẽ bắn rơi chúng. Hãy tin chắc như thế" - một sĩ quan cao cấp của Không quân Nga nói.

Ông còn cho biết thêm “Ngoài ra, cần hiểu rằng, ở đó đến bờ biển Syria vẻn vẹn chí có 300 km, đến Damascus 400 km gì đó, đến Beirut còn gần hơn. Đến Amman là 450 km, Tel Aviv thì ngay gần đó, mà thậm chí đến Cairô cũng chỉ có đâu đó 1.200 km. Điều đó có nghĩa gì? Điều đó có nghĩa là bất kỳ tiêm kích hay máy bay ném bom chiến thuật nào của chúng ta cũng sẽ bay đến đó trong vài phút và oanh kích cái gì tùy ý khi cần. Không ai kịp dù là đánh điện báo gì cho Mỹ”.

Ngoài ra, viên sĩ quan này còn cho biết, nếu Nga đưa các tiêm kích hiện đại tới căn cứ không quân này thì bán kính chiến đấu của chúng đủ để với tới Jordanie và Ai Cập, điều đó sẽ làm giảm đáng kể sự nóng giận của các vị quốc vương và tổng thống ở khu vực này.

"Phải hiểu là những máy bay ném bom chiến lược và tên lửa hạt nhân nào đó ở xa tít tận nước Nga xa xôi là một chuyện. Người ta không cảm thấy bị đe dọa. Còn các quốc vương và tổng thống sẽ thấy hoàn toàn khác khi chúng ở ngay sát nách, trong khi họ còn trong nhà vệ sinh thì chúng bay đến và thế là hết. Cái đó rất tốt cho Damascus. Mà cả Baghdad cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn", nguồn tin kết luận.

Mới đây, Iraq đã bắt đầu mua trở lại vũ khí Nga, do đó Iraq sẽ cần sự ủng hộ của Nga không ít hơn Syria.

Từ lâu, chính phủ Nga đã quyết định là Nga cần mở rộng vùng ảnh hưởng ra ngoài SNG mà Nga có sau năm 91. Nay cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đều đang giải quyết nhiệm vụ này bằng các cách thức của mình. Bộ Quốc phòng đã bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của hạm đội ở Địa Trung Hải và gần vùng sừng châu Phi. Ngoài ra, hạm đội thường ghé các cảng mà trước đây hoặc là chưa từng ghé hoặc rất hiếm khi ghé. Căn cứ ở Síp là thành công của Bộ Ngoại giao. Căn cứ này sẽ gia tăng nhiều lần sự hiện diện của Nga ở khu vực Cận Đông.

Căn cứ không quân ở Síp sẽ có thể tạo thuận lợi cho hoạt động trực chiến của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải, ngoài ra, sau khi đánh bại phiến quân ở Syria, Tartus có thể trở thành một căn cứ hải quân thực thụ của Nga chứ không còn là trạm bảo đảm vật chất-kỹ thuật như hiện nay.

Sau khi có chỗ đứng vững chắc cả trên biển và trên không, Nga sẽ hoàn toàn trở lại khu vực này Washington sẽ không còn có thể tùy ý muốn làm gì thì làm không chỉ ở Cận Đông mà cả ở Nam Âu.

Mới đây, lãnh đạo Nga và Síp đã thông báo, Síp sẽ trao căn cứ không quân ở Paphos cho Nga.

Cần lưu ý Síp là một thành viên của Liên minh châu Âu, đồng thời là quốc gia thân hữu với Moskva và phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp kinh tế, chính trị và cả quân sự của Nga.

Nguồn: Telegrafist, 25, 27.6.2013.

Print Print E-mail Print