Vietnamdefence.com

 

MiG phát triển tiêm kích thế hệ 5

VietnamDefence - Tổng công ty RSK MiG đang phát triển một tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 5.

Dự án này có thể là sự bổ sung cho PAK FA đang do OKB Sukhoi phát triển và thực hiện các nhiệm vụ trong các điều kiện khủng hoảng kiểu Mùa xuân Arab.

MiG-35 đã được chọn làm mẫu cơ sở để thực hiện chương trình này và nó sẽ được tích hợp các công nghệ tiên tiến tương lai.

Theo Giám đốc RSK MiG, ông Sergei Korotkov, các chuyên gia của hãng này đang nghiên cứu khái niệm của tiêm kích mới. “Tôi biết rằng, đây là một trong các ý tưởng, một trong các hướng mà viện thiết kế đang tiến hành. Tôi rất hy vọng là sắp tới, chúng tôi sẽ phát triển hướng này mạnh hơn”, ông Korotkov nói.

Ông không nói rõ MiG đã đi đến đâu trong các nghiên cứu của mình, nhưng cho rằng, sự xuất hiện của máy bay chiến đấu mới là “rất có thể” và khẳng định, “Điều chủ yếu nhất là đã có đơn đặt hàng phát triển”.

Theo ông Korotkov, việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 mới sẽ không gây xung đột giữa RSK MiG và công ty Sukhoi vốn đang phát triển tiêm kích thế hệ 5 hạng nặng PAK FA T-50.

“Đây là các máy bay hoàn toàn khác nhau và sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Chúng tôi cho rằng, MiG-35 là bệ mang có thể là nền tảng cho tiêm kích thế hệ 5 trong tương lai”, Giám đốc MiG nói.

Các chuyên gia Nga nhất trí là cần có các loại máy bay tương lai khác nhau.

“Tôi hiểu rằng, việc sử dụng chỉ một loại máy bay mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, nhưng vấn đề là ở chỗ, các nhiệm vụ của không quân liên tục mở rộng. Chúng ta cần chuẩn bị các loại máy bay khác nhau cho các nhiệm vụ này. Tôi nghĩ rằng, nhiệm vụ đó, từ góc độ nhà nước, là hoàn toàn xác đáng. Hơn nữa, một máy bay tiêm kích hạng nhẹ là cần thiết trước hết để tiến hành các cuộc chiến tranh quy mô nhỏ hay tiến hành các chiến dịch tích cực bởi vì không thể thỏa mãn tất cả các nhiệm vụ đặt ra đối với khả năng quốc phòng của đất nước bằng một loại máy bay”, Phó Chủ tịch Viện Các vấn đề địa-chính trị, Đại tá không quân Vladimir Anokhin bình luận dự án của MiG.

Theo chuyên gia này, không loại trừ việc đặt ra nhiệm vụ phát triển tiêm kích mới có liên quan đến sự gia tăng các cuộc xung đột cục bộ, hạn chế, trong đó có thể sử dụng các máy bay hạng nhẹ.

“Hiển nhiên, các máy bay đó có thể được sử dụng các cuộc xung đột hạn chế mà chúng ta thấy gần đây. Tôi nghĩ, nhiệm vụ đó đã được đặt ra để có máy bay tiến công hạng nặng, tốc độ cao, cũng như các loại máy bay nhẹ có thể tiến hành các chiến dịch trong các cuộc chiến tranh cục bộ”, ông Anokhin nhận định và cho rằng, từ khi đặt ra nhiệm vụ cho đến khi chuyển giao các máy bay sản xuất loạt cho quân đội có thể mất không dưới 5 năm.

Nguồn: Military-industry, 7.6.2014.

Print Print E-mail Print