Vietnamdefence.com

 

MH17 thế mạng cho Putin?

VietnamDefence - Mục tiêu của quả tên lửa Ukraine đã có thể là chuyên cơ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

(Interpolit.ru)

Mục tiêu có thể của quả tên lửa Ukraine bắn trúng máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS), đã có thể là chuyên cơ của Tổng thống Nga, một nguồn tin trong Cục Vận tải hàng không Nga (Rosaviatsyya) tiết lộ.

Chuyên cơ của ông Putin ở gần thủ đô Warszawa của Ba Lan đã gặp chiếc máy bay Malaysia tại một điểm và ở cùng một tầng bay.

Chiếc Boeing 777 thực hiện chuyến bay Amsterdam-Kuala Lumpur bị rơi ở miền Đông Ukraine. Trên khoang có 280 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn.

Nguồn tin giấu tên trong Rosaviatsyya tiết lộ rằng, có khả năng mục tiêu đích thực của quả tên lửa Ukraine (phóng từ mặt đất hoặc từ một máy bay quân sự) đã có thể là máy bay của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Chuyên cơ số 1 và máy bay Boeing 777 của Malaysia đã cắt nhau tại cùng một điểm và ở cùng một tầng bay. Điều đó xảy ra ở gần Warszawa ở tầng bay 330 và trên độ cao 10.100 m. Chuyên cơ số 1 đã có mặt ở đó vào lúc 16 giờ 21 (giờ Moskva), máy bay Malaysia có mặt vào lúc 15 giờ 44 (giờ Moskva)”, nguồn tin giải thích. Theo nguồn tin, đường viền các máy bay nhìn chung là giống nhau, các kích thước cũng rất giống nhau, còn màu sơn ở khoảng cách khá xa hầu như giống nhau.

Trước đó, MAS xác nhận đã mất liên lạc với chuyến bay số hiệu MH17 trên đường từ Amsterdam về Kuala Lumpur vào lúc 14h15 GMT ngày 17/7. Vị trí cuối cùng mà hãng liên lạc được ở phía trên không phận Ukraine. Máy bay bị nạn là Boeing 777. Giới chức Mỹ cho biết họ có thông tin từ radar cho thấy máy bay bị bắn.

Một quan chức Bộ Nội vụ Ukraine nói toàn bộ hành khách và 15 thành viên tổ bay đều thiệt mạng. "Một máy bay dân sự từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không Buk. Toàn bộ 280 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng", Anton Gerashchenko, quan chức Bộ Nội vụ Ukraine nói. Số người chết được cập nhật sau đó là 298, kể cả ba trẻ sơ sinh.

Chiếc máy bay lao xuống và rơi cách biên giới không phận của Nga khoảng 50 km. Nó được phát hiện cháy trên mặt đất ở gần thành phố Torez, tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine.

Các quan chức Bộ Tình trạng khẩn cấp Ukraine có mặt tại hiện trường và thấy các phần thi thể bị văng xa tới 15 km tính từ khu vực máy bay rơi. Họ đã tìm được khoảng 100 thi thể và cả xác máy bay bị cháy. Các mảnh vỡ máy bay có màu sơn xanh da trời và đỏ, cùng màu với biểu tượng của hãng hàng không Malaysia.

Lửa và cột khói bốc lên từ mảnh vỡ của chiếc máy bay. Ảnh: AFP


Hiện trường máy bay MH17 rơi. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Ukraine ra lệnh mở cuộc điều tra về thảm họa hàng không, trong khi quan chức nước này nghi ngờ chiếc phi cơ đã bị bắn bằng tên lửa đất đối không ở gần thành phố Donetsk, căn cứ của phe ly khai. Miền đông Ukraine là nơi đang có giao tranh ác liệt giữa các nhóm ly khai và quân đội chính phủ trong nhiều tháng qua.

Văn phòng Tổng thống Ukraine nói quân đội Ukraine không liên quan đến việc MH17 bị bắn hạ.

Ban đầu, sau khi máy bay rơi, một thành viên phe ly khai Ukraine ám chỉ rằng, họ có liên quan tới thảm kịch. Tuy nhiên sau đó, lực lượng này ra thông báo phủ nhận mọi sự dính líu. Nhà nước tự xưng "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" cho biết lực lượng tự vệ địa phương không thể có những trang bị quân sự có thể bắn máy bay ở độ cao như vậy. Lực lượng ly khai cũng tuyên bố đã tìm thấy một hộp đen của máy bay rơi.

Hãng tin RIA Novosti dẫn một nguồn tin cho hay, trước đó, hôm 16/7/2014, 1 tiểu đoàn tên lửa phòng không cơ động Buk của quân đội Ukraine đã được điều đến khu vực Donetsk, nơi chiếc máy bay Malaysia bị bắn rơi. Hiện nay, tại Kharkov, thêm 1 tiểu đoàn đang được bốc xếp di chuyển. Nguồn tin cho hay, chỉ có các tên lửa phòng không như S-300 hay Buk mới có thể tiêu diệt các tàu bay ở độ cao trên 10.000 m. Lực lượng dân quân miền Đông hiện không có và cũng không thể có các vũ khí này.

Theo RT, ngày 17/7, Hội đồng An ninh quốc gia-Quốc phòng Ukraine nửa giờ trước khi máy bay Malaysia bị rơi đã tung lên báo chí thông tin nói dân quân miền Đông có tên lửa phòng không tầm cao. Ông Andrei Lysenko, đại diện Hội đồng An ninh quốc gia-Quốc phòng Ukraine, nói rằng, “Có tin nói rằng, các bệ phóng (tên lửa phòng không) có khả năng bắn hạ máy bay ở độ cao lớn đã lọt vào lãnh thổ Ukraine. Phát ngôn này của ông Lysenko đã được các tờ báo mạng Ukraine trích dẫn. Tuy nhiên, Thủ tướng “CHND Donetsk” Aleksandr Borodai đã tuyên bố trong tay lực lượng dân quân không có các phương tiện phòng không có thể sử dụng ở độ cao lớn.

Cơ quan báo chí của “CHND Lugansk” thì khẳng định, chiếc Boeing 777 đã bị một cường kích Su-25 của Ukraine bắn rơi. Thông báo của họ viết: “Các nhân chứng đã quan sát chuyến bay của máy bay chở khách Boeing 777 đã quan sát được cuộc tấn công của một máy bay cường kích của Không quân Ukraine vào máy bay này. Sau đó, chiếc máy bay chở khách vỡ tan làm hai phần trên không và rơi xuống lãnh thổ CHND Donetsk. Sau cuộc tấn công, chiếc cường kích Ukraine đã bị bắn hạ và rơi xuống lãnh thổ CHND Lugansk ở khu vực Krasny Luch. Hiện tại đang tiến hành tìm kiếm chiếc máy bay bị bắn rơi”.

Một quan chức quân sự Nga nói không có máy bay quân sự nào của Moskva hôm nay bay gần khu vực biên giới Nga - Ukraine trong khoảng thời gian máy bay MH17 rơi.

Kênh truyền hình “Rossyya 24” ngày 18/7 đã dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga liên quan đến thảm họa của chiếc Boeing:

“Nhằm điều tra khách quan thảm họa hàng không của chieedcs Boeing 777 bị nổ trên lãnh thổ Ukraine, cần tiến hành điều tra cẩn thận với việc huy động đại diện tất cả các tổ chức quốc tế hữu quan.Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, tại khu vực xảy ra thảm họa hiện có các đơn vị quân đội Ukraine có trong trang bị các hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1. Ví dụ, tại khu vực ngoại ô tây bắc thành phố Donetsk triển khai các tiểu đoàn của Trung đoàn tên lửa phòng không 156 của quân đội Ukraine với 27 bệ phóng của hệ thống Buk-M1.

Các hệ thống này về tính năng kỹ-chiến thuật có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly đến 160 km và tiêu diệt chúng ở toàn dải độ cao ở tầm trên 30 km. Ngoài ra, trên bầu trời tỉnh Donetsk thường xuyên có mặt các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine trang bị các loại tên lửa khác nhau. Đó là sự thật không thể tranh cãi.
Các tuyên bố của chính quyền Kiev rằng, các hệ thống hay máy bay này đã không bắn vào các mục tiêu trên không là rất đáng ngờ. Trong một thời gian ngắn như vậy, đưa ra một kết luận dứt khoát như thế trong điều kiện giao tranh ác liệt tại khu vực này là không thể. Các tuyên bố quan trọng như thế vốn sẽ kéo theo những hậu quả pháp lý nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự điều tra toàn diện.

Do có những ám chỉ bóng gió đủ loại xuất hiện liên quan đến hoạt động của quân đội Liên bang Nga ở các vùng giáp giới Ukraine, chúng tôi tuyên bố với đầy trách nhiệm rằng:

Ngày 17/7, các phương tiện phòng không của quân đội Liên bang Nga trong khu vực này đã không hề hoạt động.

Các máy bay của Không quân Nga tại các tỉnh của Nga giáp giới với khu vực Donetsk vào ngày 17/7 năm nay đã không hề thực hiện các chuyến bay.

Các thông tin này được xác nhận hoàn toàn bởi các phương tiện kiểm soát khách quan.

Chúng tôi lưu ý rằng, chiếc Boeing 777 đã thực hiện chuyến bay ở bên ngoài khu vực hoạt động của các phương tiện phòng không của Liên bang Nga. Và nằm trong không phận Ukraine duiwowis quyền điều khiển của hệ thống tổ chức giao thông đường không của nước này.

Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến hành điều tra cẩn thận và công khai tối đa thảm họa hàng không này”.




Theo các chuyên gia, vũ khí trang bị mà quân đội Ukraine đang sử dụng để trấn áp ly khai ở miền Đông là được thừa kế từ thời Liên Xô nên việc sử dụng chúng trong chiến dịch trấn áp hoàn toàn có thể dẫn đến sự lặp lại thảm kịch với máy bay chở khách của Nga mà phòng không Ukraine bắn rơi trên Biển Đen vào năm 2001. Hồi đó, trong một cuộc tập trận của các đơn vị phòng không Ukraine, 1 quả tên lửa của hệ thống S-200 đã bắn rơi chiếc Tu-154 của Nga đang bay từ Tel Aviv về Novosibirsk, làm chết 78 người, gồm 66 hành khách mà đa số là công dân Israel, và 12 thành viên phi hành đoàn.

Công tố viên trưởng Ukraine Vitaly Yarema tuyên bố với báo chí rằng, theo báo cáo của quân đội Ukraine, dân quân miền Đông không hề chiếm được các hệ thống tên lửa phòng không S-300 hay Buk của họ.

Thông tin trên mạng của Carlos Spainbuca

Boeing cho biết họ đang thu thập thông tin về vụ rơi máy bay và chia buồn với gia đình các nạn nhân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm với người đồng cấp Mỹ Barack Obama về vụ máy bay rơi, RIA Novosti cho biết. Người đứng đầu điện Kremlin sau đó được báo chí dẫn lời ông phát biểu rằng Ukraine phải chịu trách nhiệm vì việc máy bay rơi này, bởi họ đã không chịu thiết lập lệnh ngừng bắn ở khu vực tranh chấp.

Tổng thống Mỹ phát biểu hôm nay, 18/7, nói rằng, việc máy bay MH17 rơi là "thảm kịch nghiêm trọng". Mỹ tuyên bố sẽ trợ giúp mọi điều kiện để Ukraine điều tra xem điều gì đã xảy ra với MH17. Phó Tổng thống Biden tỏ thái độ quyết liệt hơn khi dẫn các nguồn tin tình báo và nói rằng máy bay đã bị nổ tung giữa trời và đó không phải là tai nạn.

Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố nếu quả thực máy bay bị bắn, thì những kẻ thủ phạm nhất định phải bị trừng phạt nặng.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố, Washington không có bằng chứng về sự dính líu của dân quân ly khai Ukraine vào vụ chiếc MH17 bị rơi. Bà Psaki nói rằng, việc nêu những kẻ chịu trách nhiệm trong vụ chiếc Boeing 777 bị rơi ở miền Đông Ukraine là quá sớm.

“Tôi không muốn đồn đoán về vấn đề này vì những lý do rõ ràng”, bà Psaki nói. Trả lời câu hòi liệu Washington có cho rằng, loại tên lửa mà dân quân có thể đã nhận được từ Nga đã được sử dụng hay không, bà Psaki nói rằng” không có sự xác nhận rằng, đây là nguyên nhân rơi máy bay”.

Thủ tướng Malaysia Razak Najib nói: "Tôi hoàn toàn bị sốc trước thông tin này. Chúng tôi sẽ điều tra". Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein nói ông đã chỉ đạo cho quân đội nước này xác nhận thông tin về số phận chuyến bay MH17.

Hàng không Đức Lufthansa cùng một số hãng hàng không khác cho hay họ tạm thời tránh không phận Ukraine. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức.

Trên máy bay có 154 công dân Hà Lan, 43 người Malaysia, 23 người Mỹ, 9 người Anh, 23 người Australia và công dân các nước khác.

Lộ trình bay của MH17 sau khi khởi hành từ Amsterdam, Hà Lan. Vùng màu đỏ là nơi đang diễn ra xung đột giữa lực lượng ly khai ủng hộ Nga với quân đội chính phủ Ukraine. Đồ họa: Reuters.

Với Malaysia, tấn thảm kịch này hằn sâu thêm nỗi đau của quốc gia, bởi đây là lần thứ hai trong năm, máy bay chở khách của họ gặp tai họa. Hôm 8/3, chuyến bay MH370 của hãng chở theo 239 người, khởi hành từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, đột ngột biến mất khỏi màn hình radar không lâu sau khi cất cánh.

Kể từ khi nó mất tích, các đội tìm kiếm xem xét mọi chỉ dẫn, từ những lời nói cuối cùng đến tín hiệu dưới nước, nhưng vẫn không định vị được MH370. Malaysia đã chi 8,6 triệu USD để tìm kiếm máy bay mất tích nhưng số phận hành khách trên chuyến bay này vẫn còn là điều bí hiểm.

Nguồn: RT, VNE, voenvesti, 17.7, Ria56, RIA Novosti, Pravda, 18.7.2014.
.

Print Print E-mail Print