Vietnamdefence.com

 

Gương chiếu yêu đặc trị F-35

VietnamDefence - Tiêm kích bom tàng hình thế hệ 5 F-35 JSF của Mỹ gần như vô hình khi bay trên lãnh thổ đối phương, nhưng vẫn có cả đống nhược điểm đủ loại. Cụ thể, các radar Nga và Trung Quốc có thể phát hiện F-35.

Theo The Daily Beast, F-35 Joint Strike Fighter là hiện thân của hy vọng của Lầu Năm góc về một dòng máy bay tàng hình chiến thuật, nhưng họ bất lực trước số lượng các hệ thống radar ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc.

Tác giả bài báo, chuyên gia Bill Sweetman cho biết, F-35 “không đặc biệt tốt trong việc chế áp radar đối phương”, mà điều đó có nghĩa là Bộ Quốc phòng Mỹ buộc phải chi hàng trăm tỷ đô la cho một tiêm kích mà nó sẽ cần sự hỗ trợ của một máy bay chuyên dụng trang bị hệ thống chế áp radar.

Trong cấu trúc của F-35 có nhiều nhược điểm kỹ thuật. Các hệ thống chế áp radar đối phương lắp trên F-35 không thể hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao. Do đó, điều đó có thể đòi hỏi phát triển một máy bay chuyên dụng riêng dùng để chế áp radar đối phương để bảo đảm hoạt động cho F-35.

Những vấn đề này không phải là bí mật, F-35 bị phát hiện với các radar hoạt động ở dải tần cực ngắn. Nó không bị phát hiện chủ yếu ở dải tần X và ở sector do hệ thống radar APG-81bao quát được. Các khí tài chống radar phát hiện của F-35 dùng để chế áp các trạm radar hoạt động ở dải sóng 3 cm trên tần số hoạt động của radar trên khoang APG-81.

Đây không phải là sự phê phán đối với cả chương trình mà là công bố kết quả của sự lựa chọn của Lầu Năm góc. Đây không phải là nhược điểm của cấu trúc máy bay mà là hậu quả của bài toán kỹ thuật do Lầu Năm góc đặt ra. Khả năng phát hiện máy bay tàng hình rất cao của radar siêu cao tần đã được xác định từ đầu quá trình phát triển chương trình chế tạo máy bay tàng hình. Năm 1983, Phòng thí nghiệm Lincoln nằm trong Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã đặt hàng một radar rộng  45 m để mô phỏng hệ thống radar báo động sớm 5N84А Oborona-14 hoạt động ở dải tần siêu cao của Liên Xô. Trạm radar này do chi nhánh của Lockheed Martin ở Fort Worth, Texas lắp ráp.

Một số chuyên gia tỏ ra ngạc nhiên là khi thiết kế F-35, kinh nghiệm này đã không được tính đến. Các chuyên gia kỹ thuật cho rằng, để bảo đảm tính tàng hình của máy bay ở dải tần siêu cao, trước hết cần loại bỏ cánh đứng đuôi, điều đã được thực hiện khi phát triển máy bay ném bom chiến lược B-2. Các chuyên gia chỉ ra khó khăn kết hợp yêu cầu này với nhiệm vụ kỹ thuật do Lầu Năm góc đặt ra cho F-35. Tổng chi phí chương trình F-35 là gần 1.300 tỷ USD, một trong những chương trình vũ khí tốn kém nhất của Lầu Năm góc.

F-35 đang do công ty Lockheed Martin phát triển theo 3 biến thể: dành cho Không quân, Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ, dự kiến đưa vào trang bị vào năm 2016, giá cơ sở tạm ước của F-35 là 75 triệu USD.

Nhiều chuyên gia đã phát hiện ra ở F-35 những nhược điểm mà theo họ khiến máy baty này giống hơn một tiêm kích thế hệ 4+. Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin cũng đánh giá F-35 thua kém tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50.




Nguồn: The Daily Beast, 28.4, VZ, 29.4.2014.

Print Print E-mail Print