Theo lavozdigital.es (Tây Ban Nha) ngày 20/5/2013, nếu hợp đồng bán tàu được ký, Príncipe de Asturias sẽ được nâng cấp và cải tạo theo yêu cầu của khách hàng tại hãng đóng tàu Navantia.
Một số nước Arab và châu Á cũng tỏ ý quan tâm đến tàu sân bay Tây Ban Nha, cụ thể là những nước nào thì Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha không tiết lộ.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Indonesia cũng tỏ ý muốn mua tàu này, nhưng đã từ bỏ ý định sau khi phái đoàn Indonesia xem xét tàu vào cuối tháng 3.2013. Chưa rõ nguyên nhân khiến Indonesia từ bỏ kế hoạch mua tàu là gì. Nay Philippines được coi là khách hàng ưu tiên.
Tàu sân bay hạng nhẹ R11 Príncipe
de Asturias bị rút hẳn khỏi biên chế hạm đội Tây Ban Nha vào tháng
2/2013 và được chuyển đến cảng Ferrol ở Galicia.
Ban đầu, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha định đưa tàu này đi xẻ thịt, một số thiết bị trên tàu đã bị tháo dỡ thì bất ngờ xuất hiện cơ hội bán
tàu này ra nước ngoài. Tháng 3/2013, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha thông báo có thể bán tàu cho một quốc gia khác bởi vì có một số nước đã tỏ ý muốn mua tàu.
Príncipe de Asturias được đóng xong vào năm 1982, đưa vào biên chế hạm đội Tây Ban Nha vào năm 1988. Tàu được biên chế cho căn cứ Rota ở Cádiz. Năm 1990, tàu được hiện đại hóa mà chủ yếu là cải tạo phần thượng tầng và mở rộng khu sinh hoạt.
Príncipe de Asturias có lượng giãn nước 17.200 tấn, chiều dài 195,9 m, rộng 24,3 m và lượng giãn nước 9,4 m, tốc độ đến 25 hải lý/h, cự ly hành trình 6.500 hải lý.
Tàu được trang bị 4 ụ pháo Meroka 20 mm. Phi đoàn trên tàu Principe de Asturias gồm 37 máy bay, trong đó có các cường kích cất/hạ cánh thẳng đứng EAV-8/+ Matador II (biến thể Tây Ban Nha của AV-8B Harrier II).
Nhưng ta hãy xem tính khả thi của thương vụ bán tàu sân bay Príncipe de
Asturias cho Philippines. Trước hết, có thể khẳng định rằng, Príncipe de
Asturias là vô dụng đối với Philippines, một quốc gia hầu như không có
không quân khi chẳng có lấy một chiếc tiêm kích hiện đại. Principe de
Asturias được trang bị máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier, nhưng
loại máy bay này cả Anh và Mỹ đều đã dừng sản xuất, còn Anh đã loại hoàn
toàn khỏi trang bị.
|
Xác tàu cũ BRP Sierra Madre, con tàu Mỹ dài 100 m đóng năm 1944 bên Bãi Cỏ Mây, quần đảo Trường Sa (Việt Nam)
|
Thái Lan mua tàu sân bay Chakri Naruebet cùng lớp với Príncipe de
Asturias cũng chẳng để làm gì, chẳng dọa được ai ngoại trừ tham gia cứu
hộ, cứu nạn, di tản, đóng phim và làm du thuyền đắt tiền nhất thế giới
cho Hoàng gia Thái Lan.
Thế thì một tàu sân bay không có máy bay
chiến đấu dùng để làm gì? Làm bia tập bắn cho hải quân, không quân Trung
Quốc một khi nổ ra chiến tranh hay dùng để thay thế xác tàu cũ làm nơi
đồn trú cho tiểu đội lính canh giữ Bãi Cỏ Mây trong vòng vây tàu chiến
Trung Quốc?
|
Príncipe de Asturias - ứng cử viên thế mạng cho BRP Sierra Madre? |
Tàu sân bay với đầy đủ trang bị đúng nghĩa là một thứ xa xỉ và khó nhằn ngay đối với những nước tham vọng ngất trời, tiền nhiều như đất như Trung Quốc, Nga.
Với một quốc gia nghèo, hải quân có truyền thống dùng tàu chiến đồ cũ trên 50 năm tuổi của Mỹ như Philippines thì nhiều khả năng, mua tàu sân bay lại là kế hoạch “giấy” mới sau tuyên bố “nổ” vang trời về ý định mua hai khinh hạm lớp Maestrale đã qua sử dụng của Hải quân Italia được đưa tin năm ngoái.