Vietnamdefence.com

 

Ấn Độ dồn dập thử tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình

VietnamDefence - Ấn Độ ngày 27/1/2013 đã phóng thử thành công tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm K-15 Sagarika và tháng 2/2013, sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình chiến lược Nirbhay.


Ngày 27/1/2013, Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO của Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm К-15 ở gần bờ biển Visakhapatnam, trong vịnh Bengal. Tên lửa được phóng từ một bệ phao ngầm. К-15 có ký hiệu chính thức là В-05 và là biến thể hải quân của tên lửa mặt đất Shourya.

Dự đoán, K-15 có chiều dài gần 10 m, có khả năng mang một đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng đến 1 tấn. Sagarika có thể tiêu diệt các mục tiêu ở tầm 750-1.500 km.

Một quan chức DRDO cho biết, Ấn Độ đã hoàn thành các thử nghiệm thiết kế đối với K-15. Sắp tới, tên lửa sẽ được bàn giao cho Bộ Quốc phòng Ấn Độ để thử nghiệm, căn cứ kết quả thử nghiệm, quyết định nhận K-15 vào trang bị của Hải quân Ấn Độ có thể được đưa ra.

Lần phóng ngày 27/1/2013 là lần phóng thứ 11, nhưng theo hãng Jane's, Ấn Độ đã thực hiện tổng cộng 12 lần phóng K-15. Tên lửa đã bay lên đến độ cao 20.000 m và “đã tiêu diệt” một mục tiêu trong vịnh Bengal ở cự ly 700 km.


Trong tương lai, K-15 Sagarika sẽ là vũ khí chính của các  tàu ngầm  hạt nhân mang tên lửa đường đạn Arihant của Ấn Độ. Tuy nhiên, Arihant hiện chưa sẵn sàng để đưa vào biên chế Hải quân Ấn Độ.

Tàu ngầm Arihant có khả năng mang 12 tên lửa К-15 hoặc 4 tên lửa tầm xa К-4 vốn đang ở giai đoạn phát triển. Tên lửa được thử nghiệm ở tầm bắn tối đa và đã đạt được tất cả các mục tiêu thử nghiệm. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony đã chúc mừng các nhà khoa học về vụ phóng thử thành công В-05.

Tên lửa hành trình chiến lược Nirbhay
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo tuần trước ở Bangalore, Giám đốc DRDO V.K. Saraswat cho biết, tên lửa hành trình chiến lược Nirbhay của Ấn Độ sẽ được thử nghiệm trong tháng 2/2013.

Chương trình phát triển tên lửa hành trình dưới âm tầm thấp Nirbhay bị bao phủ bởi tấm màn bí mật và hiển nhiên là một trong những hệ thống vũ khí trọng yếu nhất của Ấn Độ cũng với tên lửa đường đạn Agni-III.

Các nguồn tin cho rằng, ngoài một động cơ có thể do Liên hiệp NPO Saturn (Nga) cung cấp, tất cả các bộ phận khác của tên lửa là do Ấn Độ tự phát triển.



Nguồn: livefist.blogspot.in, 27.1, MP, 28.1.13, Jane’s, Lenta, 29.1.2013.

Print Print E-mail Print