VietnamDefence -
Trưởng phòng hợp tác quốc tế của công ty Motor (Ukraine) (có lẽ đúng hơn là công ty Motor Sich) Albert Loginoc nói với tạp chí Kanwa rằng, công ty này mới đây đã ký với Trung Quốc hợp đồng liên quan đến sửa chữa các động cơ máy bay RD-93.
|
Động cơ RD-93
|
Theo hợp đồng, phía Ukraine sẽ hỗ trợ tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô sửa chữa các chi tiết của động cơ RD-93 và đại tu trong tương lai. Motor-Sich hiện không có quan hệ trực tiếp với Pakistan nên mọi công việc sẽ tiến hành tại Trung Quốc.
Các động cơ RD-93 vẫn chưa được sửa chữa. Một nguồn tin trong Motor Sich cho biết, Trung Quốc hiện chưa có thiết bị và các cơ sở sửa chữa các động cơ Nga này. Vì thế, các động cơ RD-93 đầu tiên có thể được gửi sang Ukraine để sửa chữa.
Các sự kiện này cũng khẳng định phỏng đoán trước đây của Kanwa là Trung Quốc sẽ buộc phải cầu cứu Ukraine giúp sửa chữa RD-93. Theo một số nguồn tin, Motor-Sich có giấy phép sửa chữa các động cơ RD-33-2 sản xuất loạt và giữa 2 biến thể động cơ không có những khác biệt lớn.
Motor-Sich bắt đầu giúp Trung Quốc từ năm 1992 bằng việc sửa chữa các động cơ AL-31F. Theo nguồn tin, các chuyên gia Ukraine sửa chữa AL-31F không còn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà máy của Motor-Sich hàng năm vẫn đang đào tạo các chuyên gia và công nhân kỹ thuật Trung Quốc. Sự hợp tác vẫn được tiếp tục và năm 2010, Ukraine đã tiếp nhận một số nghiên cứu sinh Trung Quốc. Họ đang ráo riết nghiên cứu các công nghệ sửa chữa và kiểm tra động cơ AL-31F.
Cũng có những bằng chứng khác cho thấy, công nghệ sửa chữa tiêm kích Su-27 ở Trung Quốc đã rất tốt vì thế họ không cần dịch vụ của Ukraine nữa. Một nguồn tin ở Migremont tiết lộ với Kanwa rằng, cách đây không lâu, quan hệ làm ăn với Trung Quốc trong lĩnh vực này đã chấm dứt. Migremont cung cấp dịch vụ sửa chữa khung thân và thiết bị avionics cho các máy bay Su-27 của Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm hợp đồng cung cấp dịch vụ sửa chữa cho các máy bay Su-27 của Indonesia. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã trở thành đối thủ của Ukraine trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng trên thị trường thế giới.
Trung Quốc sao chép động cơ RD-33
Khoảng 2 năm trước, Kanwa có được thông tin chính xác nói rằng, Trung Quốc đang có những tiến bộ trong việc sao chép các động cơ RD-33 của Nga và việc này do công ty hàng không Quý Châu (Guizhou United Aviation Company) đảm nhiệm. Tuy nhiên, các thông tin này không được các nguồn tin trong công ty này xác nhận. Một bài viết đăng trong tạp chí China Aviation số tháng 7.2007 đã thu hút sự chú ý của Kanwa. Theo Kanwa, bài này đề cập việc sao chép RD-33.
Bài này viết như sau: “Kể từ 15.7, Viện nghiên cứu động cơ máy bay Quý Châu (Guizhou Aviation Engine Research Institute) tiến hành cái gọi là công việc về “5 so sánh” và tập trung vào 2 loại động cơ máy bay”. Chính sách “5 so sánh” bản chất là công ty này so sánh thiết kế của mình với các mẫu của nước ngoài trên 5 phương diện, trong đó có thiết kế, công nghệ sản xuất, sản xuất thử nghiệm (sản phẩm sao chép), so sánh với mẫu nguyên bản (nhập khẩu) và thông tin kỹ thuật của nước ngoài. Nói rõ hơn, những việc này bao gồm so sánh bản thân thiết kế với các thông tin của nước ngoài, bản vẽ kỹ thiết kế với mẫu nguyên bản của nước ngoài, công nghệ sản xuất với thông tin kỹ thuật của nước ngoài, công nghệ sản xuất và các thông số thiết kế, và cuối cùng là sản phẩm thử nghiệm được so sánh với các thông số thiết kế.
|
Động cơ WS-13 do Trung Quốc làm nhái RD-93
|
Hai loại động cơ máy bay được nêu trong bài viết rõ ràng là các mẫu nhập khẩu. Hiện nay, chỉ có Nga và Ukraine đang xuất khẩu 4 loại động cơ sang Trung Quốc. Theo Kanwa, công ty hàng không Quý Châu chịu trách nhiệm bảo dưỡng kỹ thuật cho RD-93, điều đó khẳng định Trung Quốc đang sao chép động cơ này. Việc bảo dưỡng các động cơ AL-31F và AL-31FN do các cơ sở ở Thành Đô và Thẩm Dương đảm nhiệm. Rõ ràng là quá trình sao chép RD-93 đang ở giai đoạn sản xuất các mẫu thử nghiệm hoặc sản xuất động cơ thử nghiệm. Trong quá trình này, Trung Quốc đã vấp phải những khó khăn và theo bài viết, việc giải quyết tất cả các vấn đề phải hoàn thành vào tháng 11. Như vậy, những thông tin nói rắng động cơ WS-13 đang được thử nghiệm trên máy bay tiêm kích JF-17 chẳng qua là trò quảng cáo.
Khi nói về loại động cơ thử hai có thể được “nghiên cứu so sánh”, có thể kết luận nhiều khả năng đây chính là động cơ AI-222К-25 dành cho máy bay huấn luyện L-15 mà trung Quốc đang nhập từ Ukraine.
Từ góc độ triết lý của phương Tây thì những bài viết kiểu đó chẳng có ý nghĩa. Việc gì báo chí chính thức lại đi công khai nói về chuyện sao chép? Nhưng tức góc độ triết lý truyền thống của Trung Quốc, đây không phải là sự “sao chép”, trái lại việc đó được gọi là “tự lực nghiên cứu dựa trên lao động và nỗ lực to lớn” và là sự thể hiện lòng ái quốc tập thể.