Vietnamdefence.com

 

Thực hư chương trình vũ khí hạt nhân của Myanmar

VietnamDefence - Myanmar đang nỗ lực chế tạo vũ khí hạt nhân với sự trợ giúp của Bắc Triều Tiên, các chuyên gia Mỹ nghi ngờ.

 
Câu chuyện bắt đầu vào đầu từ đầu tháng 6.2010. Khi đó có tin kỹ sư tên lửa Myanmar Sai Thein Win đã đào thoát sang phương Tây. Anh ta khẳng định đã tiếp cận được 2 mục tiêu hạt nhân bí mật, trong đó có một vị trí gọi là “Tiểu đoàn hạt nhân” được coi là phục vụ các cơ sở hạt nhân xây dựng với sự giúp đỡ của Bắc Triều Tiên.

Ngày 20.7.10, Jane's Intelligence Review đã đăng các bức ảnh chụp những cơ sở quân sự bí mật được cho là gần thủ đô Naypyidaw. Sau đó, tờ The Daily Telegraph của Anh đưa tin rằng bằng chứng về chương trình hạt nhân của Myanmar thu được nhờ hoạt động tình báo điện tử và chụp ảnh vệ tinh.

Điều đó tạo cớ cho Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar tiết lộ thông tin về công nghệ hạt nhân hiện có. Theo Robert Kelly, cựu thanh tra vũ khí hạt nhân của Mỹ tại IAEA, kẻ đào ngũ đã cung cấp “chứng cứ thuyết phục” về sự tồn tại của chương trình hạt nhân Myanmar. Ông ra cho rằng, các mục tiêu hạt nhân đang được xây dựng với những mục đích bất hảo

“Họ đang cố gắng chế tạo nhiên liệu cho lò phản ứng mà họ có thể mua rẻ mạt từ nước khác hoặc đang cố gắng chế tạo vũ khí hạt nhân một cách ngấm ngầm. Ở đây chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt,trừ phi đó là một quả bom”, ông Kelly nói.

Có khả năng phương Tây đang sử dụng thông tin hiện có để thuyết phục IAEA mở cuộc thanh sát. Tình báo Mỹ lo ngại Bắc Triều Tiên sẽ chia sẻ công nghệ tên lửa và hạt nhân với Myanmar. Bộ Ngoại giao Mỹ không tìm cách che giấu việc Mỹ đang theo dõi sát sao tiến triển quan hệ Myanmar-Bắc Triều Tiên. Những năm gần đây, hai nước này đã tăng cường hợp tác trên nhiều vấn đề. Ví dụ, có bằng chứng cho thấy, các công nhân xây dựng Bắc Triều Tiên đã xây dựng các hầm ngầm bí mật ở Myanmar.

Washington lưu ý rằng, Myanmar trước đó đã ký hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và có những cam kết quốc tế mà họ phải thực hiện. Tuy nhiên, khi nói về những lo ngại, phương Tây quên mất rằng, Myanmar đã phát triển hạt nhân từ lâu trước khi giới quân sự lên nắm quyền.

Trong thập niên 1950, các nhà vật lý Myanmar đã đến London và Washington lần đầu tiên để học tập. Hồi đó, chính phủ Myanmar vẫn trung thành với phương Tây, nên Mỹ và phươnh Tây không lo ngại như bây giờ khi giới quân sự đang cầm quyền.

Chính phủ of Myanmar bác bỏ cáo buộc của các chuyên gia phương Tây và gọi đó là “những cáo buộc chỉ dựa trên những thông tin giả do những kẻ đào ngũ, bỏ chạy và lưu vong đưa ra”. Ai đúng? Vladimir Khrustaliov, chuyên gia công nghệ hạt nhân tại Đại học Hàng hải Quốc gia mang tên Đô đốc Nevelskoy ở Vladivostok nói với Pravda.ru rằng, “những cáo buộc hạt nhân” chống lại Myanmar là không có cơ sở.

“Đây không phải là lần đầu người ta nói đến việc nước này phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, cho đến nay chẳng có bằng chứng rõ ràng là một chương trình có tính quân sự như vậy tồn tại. Những lời khai của những kẻ đào ngũ là nguồn tin rất đáng ngờ, còn những bức ảnh, kể cả chụp từ vũ trụ cũng không phải là bằng chứng chính xác về chương trình hạt nhân quân sự của Myanmar vì các mục tiêu mật có thể được ngụy trang tốt và thậm chí làm giả.

 
Trình độ công nghệ cũng như trình độ đào tạo của nước này thấp kinh khủng. Dĩ nhiên, chúng ta không thể loại trừ khả năng Myanmar tìm kiếm sự trợ giúp của nước ngoài trong việc chế tạo bom hạt nhân. Hiện nay chi phí thực hiện một dự án như vậy chỉ có 300 triệu USD. Song một lần nữa, kể cả như vậy thì do việc đào tạo kỹ thuật ở Myanmar quá thấp nên nếu quả thực tồn tại chương trình hạt nhân thì nó cũng chỉ có thể hoạt động nếu có sự giám sát của các chuyên gia nước ngoài, tức là "những người giữ chìa khóa”.

Nếu so sánh trình độ phát triển của Myanmar và Bắc Triều Tiên, thì Bắc Triều Tiên cao hơn mấy bậc về mọi phương diện. Trước hết là nhiều nhà khoa học hạt nhân của Bắc Triều Tiên được đào tạo tốt tại Liên Xô... Đó là những sinh viên rất thông minh và rất độc lập. Trước thời điểm chế tạo vũ khí hạt nhân, họ đã làm chủ được cơ sở nguyên liệu thô, xây dựng các cơ sở sản xuất nhiên liệu hạt nhân, lò phản ứng, một nhà máy phân rã plutoni separation… Myanmar chỉ có rất ít các chuyên gia như vậy.

Những nước khác đã và đang xây dựng chường trình hạt nhân hành động theo cách khác. Ví dụ, Iran liên tục đưa ra những tuyên bố to tiếng. Myanmar hành động theo kiểu khác và không quảng cáo rùm beng.

Chế độ quân sự ở Myanmar khó bảo đảm thành công cho dự án. Myanmar nông nghiệp không thể có sự đột phá công nghệ như ở Bắc Triều Tiên công nghiệp.

Tôi nghĩ là đang có một trò chơi địa-chính trị lớn xung quanh Myanmar. Phương Tây và Ấn Độ không ưa chế độ Myanmar có quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Myanmar và Thái Lan cũng có những bất đồng. Vì thế đây là cuộc chiến tranh tung tin giả chống lại Myanmar.

Ngoài ra, sự xuất hiện của thông tin nói Myanmar đang phát triển vũ khí hạt nhân có thể là do các vị tướng nước này muốn “nâng cao vị thế của họ” bằng cách tiến hành những công việc giống như một chương trình hạt nhân quân sự. Không thể loại trừ cái gì. Chúng ta cần theo dõi sát tình hình. Nhưng hiện thời thì quá sớm để nói Myanmar đang ở ngưỡng cửa của việc chế tạo vũ khs hạt nhân”.

Tuy nhiên có thể Myanmar chẳng phải là nhân vật quan trọng nhất trong vụ bê bối này. Có thể phương Tây đã quyết định đưa ra cách tiếp cận mới để buộc tội Bắc Triều Tiên xuất khẩu công nghệ tên lửa và hạt nhân.

Một điểm thú vị khác có thể được lợi dụng trong tương lai. Sai Thein Win đến nay là kẻ đào ngũ không phải đầu tiên, mà có lẽ cũng không phải là cuối cùng nói rằng Myanmar đang phát triển vũ khí hạt nhân. Từ đầu những năm 2000 đã có một số kẻ như vậy. Tuy nhiên, Sai Thein Win đã nói anh ta được đào tạo đặc biệt ở Nga về công nghệ tên lửa. Một số người đã nói đến sự dính líu gián tiếp của Nga vào chương trình hạt nhân tưởng tượng này.

  • Nguồn: Sergei Balmasov // Pravda, 27.7.2010.

Print Print E-mail Print