Vietnamdefence.com

 

Hợp đồng với Ấn Độ bảo đảm sức sống cho Т-50

VietnamDefence - Hợp đồng ký tháng 12.2010 giữa Nga và Ấn Độ về việc hợp tác thiết kế biến thể xuất khẩu của tiêm kích thế hệ 5 là một bảo đảm để thực hiện dự án rất tốn kém này ngay tại Nga, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga) Konstantin Makienko nhận định.

Tiêm kích thế hệ 5 T-50 của Nga bay thử

Ngày 21.12.2010, trong chuyến thăm Ấn Độ của TT Nga Dmitri Medvedev, hợp đồng thiết kế phác thảo biến thể tiêm kích dành cho Ấn Độ trị giá 295 triệu USD đã được ký kết. Sự kiện này đánh dấu sự gia nhập của Ấn Độ vào dự án.

“Sự tham gia của đối tác chiến lược lâu đời về kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng của chúng ta - Ấn Độ là sự bảo đảm tính không thể đảo ngược của chương trình T-50”, - ông Makienko nói.

Theo ông, hợp đồng này có ý nghĩa có thể là hơn cả chuyến bat ra mắt của mẫu chế thử T-50. “Nếu như ngày 29.1 (2010) là bằng chứng thuyết phục về sự chín muồi kỹ thuật của chương trình, thì ngày 21.12 bảo đảm tương lai thương mại và công nghiệp của nó”.

Ông Makienko cho rằng, có sự phụ thuộc giữa sức mạnh kinh tế của đất nước và khả năng thực hiện dự án tiêm kích thế hệ 5. Hiện nay, Mỹ với GDP 14.300 tỷ USD, Trung Quốc với GDP 8.000 tỷ USD, Nhật Bản với GDP 4.400 tỷ USD và Nga với GDP 2.300 tỷ USD đang có những chương trình như thế. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng lên tiếng về chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ 5 và có thông tin nói Indonesia cũng tham gia chương trình. Tổng GDP của 2 nước này là 2.300-2.400 tỷ USD.

Theo ông Makienko, điều rất đáng chú ý là Pháp (GDP 2.100 tỷ USD) và Thụy Điển (GDP 300 tỷ USD) đều có trường phái chế tạo máy bay nội địa độc đáo, lâu đời và các tiem kích thế hệ 4 tuyệt vời, nhưng lại từ bỏ tham vọng chế tạo máy bay thế hệ 5, điều đó sau 15-20 năm nữa sẽ dẫn đến sự thoái lui khỏi thị trường của 2 đối thủ này.

“Dĩ nhiên, việc đó một phần được lý giải bởi sự thiếu vắng các nguy cơ quân sự-chính trị, nhưng nguyên nhân chính của việc từ bỏ là những hạn chế tài chính và kinh tế. Nói thẳng ra là quy mô kinh tế các nước này không đủ lớn để tiến hành những dự án tốn kém đến thế”, - ông Makienlo nhận xét.

Trong khi đó, tổng GDP của Nga và Ấn Độ sẽ lên tới gần 6.000 tỷ USD, và trên cơ sở kinh tế đó, việc thực hiện dự án là không còn nghi ngờ.

  • Nguồn: RIAN, 9.1.2011.

Print Print E-mail Print