VietnamDefence -
Sau khi hoàn tất các thử nghiệm toàn diện tại các trường thử ở khu vực Baltyisk, 2 tàu Gepard-3.9 của Hải quân Việt nam sẽ lên đường về địa bàn hoạt động ở Đông Nam Á, ven bờ biển Việt Nam
|
2 frigate Gepard-3.9 của Hải quân Nhân dân Việt nam do ZPKB thiết kế và Nhà máy A.M Gorky ở Zelenodolsk đóng đang chạy thử nghiệm trên biển Baltic. |
Frigate lớp Gepard-3.9 của ZPKB là bước phát triển tiếp theo của lớp tàu tuần tiễu Projekt 11661 vốn đang được đóng cho Hải quân Nga. Bệ mang cơ sở này còn là cơ sở để chế tạo một loạt thiết kế tàu frigate và tàu tuần tra ngoài khơi (OPV), hợp thành họ tàu Gepard.
|
Gepard-3.9 ở Kronshtadt trước khi ra khơi thử nghiệm
|
Frigate Gepard-3.9 dùng để tác chiến chống mục tiêu trên biển, trên bờ và trên không, trong đó có các mục tiêu bay thấp.
Thời bình, đây là phương tiện hữu hiệu bảo vệ biên giới trên biển và vùng đặc quyền kinh tế.
Cuối tháng 8.2010, chiếc Gepard-3.9 thứ hai đóng cho Hải quân Việt Nam rời Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky lên đuờng tới biển Baltic.
Hai tàu Gepard đang thử nghiệm toàn diện tại đây.
Kết cấu của Gepard được thiết kế theo công nghệ Stealth, bảo đảm độ bộc lộ thấp.
Các tàu chiến Gepard-3.9 có lượng giãn nước gần 2.100 tấn, chiều dài 102,2 m, chiều rộng 13,1 m, mớn nước 3,8 m.
Hệ thống vũ khí của Gepard-3.9:
Vũ khí tiến công gồm có:
- 2 bệ phóng x 4 tên lửa chống hạm Uran-E, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 130 km.
- 1 ụ pháo vạn năng 76,2 mm АК-176М với hệ thống điều khiển Laska đã thể hiện hiệu quả cao khi bắn các mục tiêu mặt nước, trên không và trên bờ.
Vũ khí phòng không tầm gần:
- 1 hệ thống pháo phòng không Palma và 2 hệ thống pháo phòng không АК-630М.
Vũ khí chống ngầm:
- 2 ống phóng lôi DTA-53 với các ngư lôi chống ngầm.
- Ở đuôi tàu, có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng Ка-28 hoặc Ка-31.
|
Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí lắp theo sơ đồ CODAG, có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép đạt tốc độ toàn phần 28 hải lý/h khi dùng động cơ turbine khí, và khi dùng các động cơ diesel với tốc độ tiết kiệm 10 hải lý/h có thể hành trình 5.000 hải lý. Thời gian hoạt động độc lập 20 ngày đêm.
Thân tàu gồm 10 khoang không ngấm nước, làm bằng thép hợp kim thấp. Khi ngập 2 khoang liền nhau смежных, tàu vẫn duy trì khả năng nổi, hành trình và khả năng chiến đấu. Các khối thượng tầng làm bằng hợp kim nhôm-magiê bền vững với môi trường biển.
Tàu được trang bị hệ thống điều hòa không khí để duy trì điều kiện công tác thuận lợi trong tất cả các phòng, cabin khi nhiệt độ không khí bên ngoài từ -5 đến +33°С và nhiệt độ nước biển từ +14 đến +25°С.
Tàu có trường radar thứ cấp và trường nhiệt ở mức thấp. Tàu áp dụng những biện pháp giảm mức từ trường và điện từ trường, được trang bị các phương tiện chống cháy và bảo đảm sinh hoạt hiện đại.
Sân cất/hạ cánh và vị trí trú ẩn độc đáo tạo điều kiện triển khai thường xuyên 1 trực thăng trên tàu.
Tàu được trang bị các vũ khí và thiết bị hiện đại nhất của Nga. Vũ khí tiến công chủ yếu của tàu là hệ thống tên lửa chống hạm dưới âm Uran-E với 8 tên lửa Kh-35E bố trí trên 2 bệ phóng x 4 ống phóng.
Ở mũi tàu lắp 1 pháo tự động vạn năng АК-176М. Bảo đảm phòng không cho tàu là 1 hệ thống pháo phòng không Palma và 2 ụ pháo cao tốc 6 nòng 30 mm АК-630М.
|
Hai Con Báo trước khi ra khơi
|
Khi Gepard-3.9 tại triển lãm Euronaval 2010, Tổng giám đốc ZPKB Leonid Sharapov nhấn mạnh cách bố trí trực thăng độc đáo trên tàu. Ngoài sân cất/hạ cánh, trên tàu còn có nơi trú ẩn cho trực thăng.
|
Tên lửa phòng không có điều khiển Umkhonto (bên trái) - một phương án trang bị cho Gepard-3.9.
|
Trực thăng được đẩy và khoảng trống giữa các vách ở phần đuôi phần thượng tầng và khi cần có thể che chắn bằng vải bạt. Nghĩa là không cần phải có 1 hăng-ga cồng kềnh.
Trang bị điện tử trên tàu rất đa dạng, gồm hệ thống thông tin-điều khiển Sigma-E, radar 3 tọa độ phát hiện mục tiêu và dẫn vũ khí Pozitiv-ME1, radar đạo hàng Gorizont-25E, trạm thủy âm MGK-335ЕМ-03 và các hệ thống, tổ hợp khác.
Tàu có khả năng tàng hình tốt nhờ có dáng thấp, thiết kế các phần thượng tầng và thân tàu gọn gàng theo yêu cầu của công nghệ Stealth.
Gepard-3.9 là bệ mang linh hoạt. Ví dụ, thay cho 2 pháo tự động АК-630М, tàu có thể lắp 1 hệ thống pháo phòng không Palma hay 1 hệ thống pháo-tên lửa phòng không Palma với các tên lửa phòng không Sosna-R.
Viện thiết kế ZPKB đã nghiên cứu thử phương án tàu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1 với các tên lửa bố trí trong các bệ phóng thẳng đứng.
Ngoài ra, còn có biến thể Gepard-3.9 trang bị hệ thống tên lửa Kalibr-NKE/Club-N (tên lửa cũng bố trí trong các bệ phóng thẳng đứng) và trang bị điện tử của hãng Thales (Pháp).
Tàu cũng có thể trang bị các vũ khí tấn công và phòng thủ của nước ngoài. Ví dụ, để phòng không tầm gần và chống tên lửa cho Gepard-3.9, hãng Denel Dynamics (Nam Phi) đang mời chào tên lửa phòng không Umkhonto (Chiếc lao) dẫn bằng hồng ngoại hay radar, có tầm bắn đến 12 km.
Các tên lửa này có trong trang bị của Hải quân Nam Phi và Phần Lan và đã thể hiện tính năng chiến đấu rất cao.
Hải quân Thụy Điển chuẩn bị mua tên lửa Umkhonto để trang bị cho các tàu corvette tàng hình lớp Visby.
Theo yêu cầu của khách hàng, vũ khí chống ngầm của tàu cũng có thể được tăng cường. Biến thể Gepard-5.3 cho phép bố trí 1 trực thăng trong hăng-ga cố định.
Tính vạn năng và đa phương án trang bị vũ khí thu hút sự chú ý của khách hàng nước ngoài đối với họ tàu chiến Gepard.
Tại Euronaval 2010, Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky Renat Mistakhov cho biết, họ đang đàm phán tích cực với các khách hàng tiềm năng và chắc chắn sẽ thành công.
Sau khi được thử nghiệm toàn diện tại các trường thử ở khu vực Baltyisk, 2 Con Báo đầu tiên sẽ khởi hành về địa bàn hoạt động tại Đông Nam Á, ven bờ biển Việt Nam.
|
Biến thể Gepard-3.9 trang bị hệ thống tên lửa Kalibr-NKE và thiết bị điện tử của hãng Thales (Pháp) |