VietnamDefence -
Theo dự báo của IHS, một công ty tư vấn trụ sở tại Mỹ, vào năm 2020, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia có ngân sách dành cho quốc phóng lớn thứ ba trên thế giới.
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, và hiện đứng thứ 8 thế giới về tổng chi cho quốc phòng. Năm 2014, Ấn Độ đã chi 47,78 tỷ USD cho quốc phòng, cao hơn so với Đức, Brazil,Hàn Quốc, Italy,Canada.
IHS đưa ra dự đoán chi tiêu quân sự đối với 91 nước đang chiếm tới 98% chi tiêu quốc phòng toàn cầu.
Mỹ hiện có ngân sách quốc phòng lớn nhất, 586,92 tỷ USD trong năm 2014, tiếp theo là Trung Quốc cách xa phía sau với 176,25 tỷ USD.Anh, Nhật Bản, Nga, Pháp, Ả-rập Sauđi cũng đã chi cho quân sự lớn hơn so với Ấn Độ.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tới năm 2020, ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ tiếp tục đứng đầu, của châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh. Khu vực này đang chi thấp hơn 170 tỷ USD so với Mỹ, nhưng vào năm 2020 sẽ vượt Mỹ.
Nhà phân tích ngân sách quốc phòng cao cấp của IHS Aerospace& Defense cho rằng: “Chi tiêu quốc phòng của châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng lên 547 tỷ USD vào năm 2020, chiếm trên 30% của cả thế giới.”
Bản nghiên cứu cũng dự báo, ngân sách quốc phòng trong hai năm tới của thế giới sẽ không tăng, do nguồn thu của các nước sản xuất dầu mỏ Tây Á và Bắc Phi giảm.
“Tới năm 2019, lần đầu tiên trong lịch sử, khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ chiếm phần lớn chi tiêu quốc phòng toàn cầu.
NATO chiếm gần 1/3 ngân sách quốc phòng thế giới trong năm 2010, đang ở mức 896 tỷ USD trong năm 2014 và sẽ tăng lên 837,9 tỷ USD vào năm2020.
Nhà phân tích ngân sách quốc phòng cao cấp Fenella McGertycủa IHS dự báo, trọng tâm chi tiêu quốc phòng toàn cầu sẽ tiếp tục chuyển dịch từ các nền kinh tế phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ sang các thị trường đang phát triển, nhất là tại châu Á”.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi các thách thức kinh tế toàn cầu, chitiêu quốc phòng của châu Á sẽ tiếp tục tăng từ 3,3% năm 2014 lên 4,8% trong năm 2015.
Khác với Tây Á và Bắc Phi, giá dầu giảm được cho là có tác động tích cực đối với nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Nguồn:
BusinessStandard. 21.12.2014