Màn kịch tính trên đường băng
Trong lịch sử các cơ quan đặc vụ Nga, màn kịch tính diễn ra trên đường băng cất/hạ cánh ở Ufa có một vị trí đặc biệt. Thực chất, lực lượng đặc nhiệm Liên Xô cơ động đến sân bay đã phải lần đầu tiên đột kích chiếm lại một máy bay bị chiếm giữ không phải bởi bọn khủng bố vũ trang bằng dao nhỏ mà là vô hiệu hóa hai binh sĩ đào ngũ lấy theo từ đơn vị không chỉ một khẩu súng trường tiến công chiếm giữ mà cả một khẩu súng máy.
Tình thế khó khăn ở chỗ chờ đón các binh sĩ đặc nhiệm bên trong máy bay một khi họ lọt vào trong không phải là những tên tội phạm hình sự thông thường, mà là những binh sĩ được huấn luyện cho những hành động quyết liệt nhất. Những binh sĩ đào ngũ khẳng định ý định đi đến cùng ngay trước đó, sau khi bắn nát một xe ô tô UAZ cảnh sát với hai nhân viên bên trong.
Những người lính tự mình biến thành những tên sát nhân và khủng bố tỏ ra rất ranh ma: chúng không chấp nhận đưa đồ ăn và nước uống từ bên ngoài, mà chọn dùng lượng dự trữ trên máy bay dành cho chuyến bay. Việc chúng từ chối thực phẩm và nước uống có nghĩa là việc sử dụng các phương tiện đặc biệt có khả năng gây ngũ đối với bọn khủng bố bị loại trừ và sẽ buộc phải đột kích để chiếm máy bay. Tuy nhiên, đã xuất hiện thêm một khó khăn nữa: đó là lực lượng đặc nhiệm Liên Xô không có đủ thời gian để huấn luyện đột phá chớp nhoáng lên máy bay, hơn nữa vụ đánh cướp máy bay này cũng gần như là lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng ở đây, một chiếc máy bay Tu-134B tương tự với chiếc máy bay bị cướp đỗ tại cùng sân bay đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng đặc nhiệm. Bộ chỉ huy quyết định cho lực lượng đặc nhiệm thời gian huấn luyện và thao dượt đột kích.
Các sĩ quan đặc nhiệm đã lập tức quyết định kiểm tra đường đi từ buồng lái (một trong những điểm đột nhập) cho đến vị trí đầu tiên từ đó có thể nổ súng mất bao nhiêu thời gian. Một số lần chạy thử đã cho thấy chỉ có thể hành động nhanh bên trong khoang máy bay khi cởi bỏ áo giáp mà làm thế thì chết chắc. Tuy vậy, lợi dụng yếu tố hai người lính đào ngũ bị nghiện ma túy và trước đó đã dùng ma túy được đưa đến cho họ, lực lượng đặc nhiệm đã quyết định hành động.
Các thang máy bay được đưa đến máy bay, cho phép trong vài giây đưa ra ngoài các hành khách còn sống sót và lúc 15 giờ 10 phút, lệnh công kích vang lên. Theo các chuyên gia, toàn bộ chiến dịch đã kéo dài không quá 8 giây. Hành động đột nhập chớp nhoáng của toán đặc nhiệm từ phía đuôi máy bay dưới sự chỉ huy của V.N. Zorkin đi cùng với việc tung 2 quả lựu đạn gây choáng (bằng ánh sáng và tiếng nổ), tên lính đào ngũ bị choáng váng bởi tiếng nổ đủ thời gian để một sĩ quan đặc nhiệm KGB Liên Xô khác từ buồng lái lia một tràng vào tên khủng bố.
Những tên khủng bố vừa đe dọa bắn giết hết phi hành đoàn, con tin và cho nổ tung trong mấy giờ liền đã bị trừng trị nghiêm khắc: cựu hạ sĩ Nikolai Mantsev, 20 tuổi bị giết, binh nhì Sergei Yagmurdzhi, 19 tuổi bị thương vào chân. Sau này, khi nghiên cứu cuộc đột kích, các chuyên gia Liên Xô và sau đó là Nga đã kết luận rằng, tình thế gặp phải thuộc loại vô kế khả thi, nhưng chuỗi hành động đúng đắn đã cho phép không chỉ “thuyết phục” được bọn khủng bố thả một phần con tin, mà thực tế đã loại trừ khả năng chống trả mạnh bằng súng từ phía đối phương.
Cũng cần lưu ý rằng, khi tiến hành đột kích, tên Nikolai Mantsev vẫn kịp bóp cò súng trường tiến công và bắn được một loạt ngắn, nhưng do trùng hợp ngẫu nhiên mà tất cả những viên đạn bắn ra đều bay lên trần máy bay Tu-134. Tên đồng lõa của Mantsev mà binh sĩ đặc nhiệm bắn bị thương vào chân sau này được điều trị, rồi bị xử bắn theo phán quyết của tòa án. Nhóm A của KGB (Biệt đội chống khủng bố của KGB Liên Xô) đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra chỉ trong vòng 8 giây.
42 giây có thể thay đổi thế giới
Giữa thập niên 1980, đặc nhiệm KGB Liên Xô vốn đã chứng tỏ được hiệu quả của mình bắt đầu từng bước quen với các hoạt động huấn luyện phức tạp chưa từng có trên thế giới. Biệt đội Vympel của KGB Liên Xô vào tháng 12/1984 được huy động tham gia trong vai trò lực lượng hoạt động chính trong cuộc diễn tập mật danh Neman. Biệt đội này được thả xuống trong vai trò lực lượng thù địch có nhiệm vụ chính là loại khỏi vòng chiến các cơ sở công nghiệp của đối phương tiềm tàng.
Kết quả diễn tập cho thấy, các binh sĩ của Vympel đã “tiêu diệt” một đầu mối đường sắt Kalinkavichy và một nhà máy lọc dầu. Đặc biệt là Vympel đã thực hiện “thành công” các cuộc tập kích phá hoại tại nhà máy cao su tổng hợp ở Yaroslavl và tại một cơ sở trọng yếu của Liên Xô là nhà máy điện nguyên tử Armenia (còn gọi là nhà máy điện nguyên tử Metsamor ở Cộng hòa Armenia thuộc Liên Xô).
Sau khi tiến hành nghiên cứu toàn diện các kết quả diễn tập, người ta đã điều chỉnh hoạt động của các cơ quan KGB địa phương, soạn thảo hàng chục hướng dẫn, chỉ thị, các nhân viên KGB địa phương được đào tạo và huấn luyện bổ sung để ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự.
Năm 1988, theo sáng kiến của Tướng Yuri Ivanovich Drozdov (từ tháng 11/1979-1991 là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục I (PGU) KGB Liên Xô và kiêm Chỉ huy trưởng Cục Tình báo bất hợp pháp thuộc PGU KGB Liên Xô (Cục S); Ông từng là một trong các chỉ huy cuộc đột kích Dinh tổng thống Amin của Afghanistan vào ngày 27/12/1979 của đặc nhiệm Liên Xô; là người đề xuất và cấp trên trực tiếp của Biệt đột Vympel), người sáng lập và nhà tư tưởng của các đơn vị đặc biệt thuộc KGB Liên Xô, đã tiến hành cuộc diễn tập mà kết quả của nó đến nay vẫn thật khó tưởng tượng.
Tại tỉnh Sverdlovsk, lực lượng Vympel đã mở một chiến dịch độc đáo xâm nhập và “phá hoại” nhà máy điện nguyên tử Beloyarsk mang tên Kurchatov sau thời gian chuẩn bị hơn một tháng.
Các sĩ quan đặc nhiệm KGB Liên Xô vấp phải muôn vàn khó khăn: các nhân viên KGB địa phương biết rõ các chi tiết của cuộc diễn tập và đã nghiêm cấm các binh sĩ Vympel xâm nhập vào khuôn viên nhà máy điện nguyên tử vì lực lượng bảo vệ của nhà máy sẽ không tìm hiểu xem những người xâm nhập thuộc về cục nào mà sẽ nổ súng tiêu diệt tức khắc. Lúc đó, người ta đề xuất một giải pháp khác: các sĩ quan Vympel phải vẽ ra sơ đồ xâm nhập vào nhà máy, nêu rõ tất cả các vùng chết và điểm yếu qua đó có thể xâm nhập bí mật vào khu vực nhà máy đươc bảo vệ.
Khi các nhân viên phản gián KGB nghiên cứu xong kế hoạch của Biệt đội Vympel và thông qua thì người ta biết rằng, các binh sĩ Vympel chỉ cần có 42 giây để vượt qua vành đai bảo vệ nhà máy điện nguyên tử và không một hệ thống bảo vệ điện tử nào phát hiện ra. Một khi một hoạt động “phá hoại” như thế thực sự xảy ra trong đời thực thì 42 giây đó đã có thể thay đổi hẳn và mãi mãi thế giới này.
Đặc nhiệm chống tội phạm hình sự
Cuối mùa hè năm 1990, trong lịch sử Biệt đội A xảy ra một chiến dịch tác chiến mà khi kết thúc người ta hiểu rằng: phong thái và đẳng cấp của một tên cướp không ảnh hưởng đến tốc độ đạn bay. Ngày 14/8, 22 sĩ quan của Biệt đội A và 31 binh sĩ của Sư đoàn bộ binh cơ giới đặc nhiệm độc lập (OMSDON) được điều động khẩn cấp đến Sukhumi, nơi 75 tù nhân hình sự tái phạm gớm ghiếc đã nổi loạn và chiếm trại tạm giam địa phương. Tình huống rất phức tạp và như các nghiên cứu lịch sử các cơ quan tình báo nhớ lại là cực kỳ xấu.
“Tất cả trở nên phức tạp vì bọn nổi loạn có trong tay khá nhiều súng lấy được từ kho vũ khí. Theo các tính toán khác nhau, ở đò cất giữ gần 3.000 khẩu súng tịch thu từ dân chúng sở tại. Cộng thêm vào đó là gần 10.000 viên đạn các cỡ và kết quả là: 75 phạm nhân cố thủ đã hoàn toàn có thể đánh lui cuộc tấn công của cả một tiểu đoàn”, Trung tá Viktor Zakharov của Bộ Nội vụ Liên Xô kể lại.
Trong quá trình đàm phán kéo dài, đám tù nhân nổi loạn đã đòi cấp cho chúng một xe buyt nhỏ để chúng thoát khỏi nhà giam bị vây hãm. Sau khi các yêu cầu của số tù phạm được đáp ứng và bọn tù tái phạm núp sau các con tin chui lên xe buyt nhỏ, lệnh “Tấn công” vang lên trên máy bộ đàm. Lập tức bắt đầu cuộc tấn công chớp nhoáng của đặc nhiệm vào chiếc xe buyt nhỏ có sử dụng các quả nổ đặc biệt cùng với cuộc đột kích chính tòa nhà trại giam bằng lực lượng của hai toán đặc nhiệm.
Kết quả là toàn bộ số tù nhân nổi loạn, kể cả tên cầm đầu là tên tội phạm hình sự khét tiếng Pavel Prunchak đã bị giết chết khi mưu toan chạy trốn trên chiếc xe buyt nhỏ, còn trại giam cũng bị chiếm lại sau cuộc đột kích ngắn. Kết thúc chiến dịch, chỉ có hai người bị thương là một binh sĩ Biệt đội A và một cán bộ của Tiểu đoàn huấn luyện đặc nhiệm thuộc Sư đoàn OMSDON.
Giải cứu tàu phá băng nguyên tửĐiều ai cũng biết là bí quyết hoạt động hiệu quả của các binh sĩ đặc nhiệm là luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên, công tác huấn luyện chiến đấu thực tế của đặc nhiệm Nga khác hoàn toàn các bài tập chiến thuật và xạ kích trên thao trường. Cuộc diễn tập có mật danh Blokada đến nay vẫn là chiến dịch huấn luyện duy nhất khồng khác gì với chiến dịch tác chiến thật. Nay không có những chiến dịch như thế, trước đây cũng thế và có lẽ cũng sẽ không bao giờ có trong thực tế thế giới.
Blokada đã thực hiện một kịch bản hoang đường, không thể tưởng tượng đối với con người bình thường với ngày tận thế hạt nhân tại một khu vực lựa chọn riêng và đã cho thấy mức độ dễ dàng của việc đưa thế giới đến miệng hố thảm họa toàn cầu. Kinh nghiệm giải cứu các máy bay, ô tô, tòa nhà thì đặc nhiệm Liên Xô đã có. Nhưng làm thế nào khi một tàu phá bưng nguyên tử bị chiếm giữ mà việc phá nổ nó sẽ không chỉ lặp lại thảm họa Chernobyl mà còn kết liễu sự sống trên một vùng lãnh thổ rộng lớn?
Thường được huy động tham gia thực hiện các nhiệm vụ thoạt nhìn là bất khả thi, các nhân viên Biệt đội Vympel đã quyết định tấn công từ ba hướng - từ dưới nước, trên không và mặt đất. Bản mô tả chi tiết cuộc diễn tập có một không hai này mà trong đó ngay cả “những tên khủng bố” cũng do các binh sĩ đặc nhiệm đóng vai đến nay vẫn được giữ bí mật, nhưng người ta biết rằng, các lính dù đã phải thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện mà ngay cả những ứng viên giành danh hiệu kiện tướng thể thao nhảy dù cũng gọi là kinh tởm.
Nhiệm vụ của toán đổ bộ đường không không đơn giản là tiếp cận khu vực mục tiêu mà còn đổ bộ trực tiếp lên đỉnh cao nhất của tàu phá băng Siberia đang đậu tại bến cảng Murmansk. Gió giật điên cuồng, tầm nhìn gần như bằng không và lạnh giá là những điều kiện không chỉ dành cho những người được lựa chọn mà là những người được chọn ba lần. Những người nhái chiến đấu cũng không dễ dàng gì khi họ đã phải chuẩn bị cho diễn tập trong nước đóng băng. Chính những người nhái đã tham gia cuộc diễn tập đặc biệt này sau này đã khẳng định rằng, những cách thức leo lên boong tàu theo kiểu điệp viên 007 James Bond chỉ là trò tưởng tượng của các đạo diễn.
Chiếc thang quen thuộc dài 8 m mà các người nhái mang theo chính là toàn bộ bí mật của phương pháp leo nhanh lên boong tàu. Tầm nhìn bằng không, kim la bàn xoay loạn xạ, nước băng giá và những vi phạm tất cả mọi chỉ dẫn chuyên môn có thể có - đó vẫn chưa phải là danh sách đầy đủ những khó khăn được chuẩn bị cho các binh sĩ Vympel. Tuy nhiên, bất chấp những điều kiện khó khăn, các toán đặc nhiệm đã gần như cùng lúc lên được tàu, tập trung trên mặt boong , sau đó tiến hành các hành động càn quét các buồng mà không tổn thất một người nào.
Cuộc diễn tập Blokada đã cho thấy rằng, phục vụ trong Biệt đội Vympel chính là những chuyên gia được huấn luyện tốt nhất và dẻo dai nhất trong tất cả các đơn vị đặc nhiệm trên thế giới. Theo các chuyên gia, mỗi một sĩ quan Vympel có thể đảm nhiệm 3-4 chuyên môn.
Nord-Ost và quả đấm thép chống khủng bốTính độc đáo của chiến dịch này vẫn được người ta bàn tán cho đến nay. Trong các lớp học của các cơ sở đào tạo của các cơ quan đặc vụ, tại các buổi dạy bắn súng, các giờ dạy chiến thuật tác chiến – đâu đâu cũng vang lên cái tên vở nhạc hài kịch Nord-Ost của Nga mà toàn thế giới biết đến vì liên quan đến thảm kịch kinh hoàng. Bất chấp sự cay đắng vì mất mát và sốc mà đất nước đã trải qua vào ngày 23/10/2002 của 13 năm trước, công trình nghiên cứu mới về hoạt động của đặc nhiệm Nga đã cho thấy, các đơn vị đặc nhiệm Nga đã liên tục phải tiến hành các chiến dịch không thể tưởng tượng và bất khả thi như thế nào.
Các sĩ quan đặc nhiệm đã về hưu không thích nói đến trung tâm nhà hát ở Dubrovka. Ký ức còn quá mới. Khó khăn chủ yếu, theo các chuyên gia, không phải chỉ là chính bọn khủng bố sẵn sàng bắn giết con tin mà cả các thiết bị nổ được đưa đến địa điểm tiến hành vụ khủng bố. Sức công phá của các thiết bị nổ, theo các chuyên gia chất nổ và những người biết phân biệt pháo nổ với mìn tự tạo, đủ để chôn vùi tất cả những người có mặt trong tòa nhà.
Trong giới chuyên gia, không ai nghi ngờ các hành động của những binh sĩ đặc nhiệm bởi lẽ nếu như không có họ thì có lẽ tất cả những người trong nhà hát đã mất mạng, còn làn sóng khủng bố sẽ còn lan rộng nữa. Sáng sớm 26/10, lực lượng đặc nhiệm nhận được lệnh tấn công. Khi trời còn tối, các binh sĩ bắt đầu chiếm lĩnh vị trí và sau đó bắt đầu di chuyển vào trong khu nhà.
Cần lưu ý đến cả yếu tố là tham gia việc nghiên cứu kế hoạch đột kích không phải là hàng chục người, mà có đến cả một ngàn chuyên gia tham gia các đường tiếp cận bí mật và các đường tiếp cận khác đến tòa nhà. Cuộc đột kích chớp nhoáng và hoạt động của đặc nhiệm FSB bên trong tòa nhà đã cho thấy rằng, việc trao đổi với bọn khủng bố là ngắn. Mặc dù đã không tránh khỏi thương vong về người, mối nguy hiểm chủ yếu đã được giải trừ: các thiết bị nổ cài trong nhà hát, cũng như đeo trên người những nữ khủng bố cảm tử đã không phát nổ.
Khi tiến hành đột kích, các binh sĩ đặc nhiệm còn gặp phải một khó khăn nữa: bọn khủng bố có một số lượng lớn lựu đạn mà chúng không do dự ném về phía chân các binh sĩ tấn công mặc áo giáp, đội mũ sắt.
Súng giảm thanh là một chìa khóa khác để giải quyết chớp nhoáng nhiệm vụ đặt ra. Chính vào đầu những năm 2000, đặc nhiệm Nga bắt đầu được trang bị súng giảm thanh mới mà việc sử dụng nó thì một người không được huấn luyện cũng không thể phát hiện ra ngay cả khi ở trong một phòng nhỏ.
Các tiếng nổ và chớp lửa đạn mà khán giả truyền hình đã có thể nhìn thấy trong cả bản tin từ hiện trường, theo các chuyên gia, không phải là gì khác mà chính là hỏa lực bắn trả của bọn khủng bố vì chúng hiểu rằng, lực lượng đặc nhiệm đã đến tiêu diệt chúng. Toàn bộ chiến dịch tiêu diệt những tay súng đã bắt làm con tin cả ngàn người đã kéo dài trong vài phút.