Vietnamdefence.com

 

Tình báo điện tử Liên Xô/Nga: Demyanov, cũng là Max và cũng là Heyne (14)

VietnamDefence - Năm 1942, NKGB đã thiết lập được sự hợp tác lâu dài nhưng rất hiệu quả với đại tá Smith, một trong các chỉ huy của cơ quan cơ yếu của Abwehr (Tình báo quân sự Đức phát xít).

Cho đến khi bị phát giác, ông đã kịp chuyển cho Moskva hàng loạt tài liệu giá trị mà Abwehr thu được từ Moskva từ kẻ cung cấp tin có bí danh Max.

Smith còn có quan hệ với người Anh. Thông qua ông ta, họ đã nhận được bản giải mã của nhiều bức điện của Max mà các nhân viên Abwehr đã trình bày như kiểu các thông tin định hướng cho bộ tham mưu Wehrmacht. Tháng 4 năm 1943, tình báo Liên Xô nhận được qua phái bộ Anh ở Moskva một bức điện của Max gửi về Berlin ở dạng rút rất ngắn dường như do các điệp viên Anh ở Đức lấy được. Thực ra, nguồn của tin này là tình báo vô tuyến điện tử Anh.

Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, các nhóm truy tìm của Anh-Mỹ đã đến Đức để “câu kéo” các nhân viên của các cơ quan tình báo Đức. Điều đó được thực hiện hoàn toàn là nhằm tuyển lại các điệp viên Đức phục vụ cho cuộc đấu tranh với kẻ thù mới là Liên Xô. Các sĩ quan Mỹ và Anh tìm kiếm đặc biệt ráo riết điệp viên Đức lừng danh có bí danh Max.

Theo tin tức của họ, các báo cáo của Max bắt đầu được gửi qua vô tuyến điện từ Moskva cho Abwehr vào năm 1942. Các tin tức liên quan đến những quyết định quan trọng nhất của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô và những nhận định của các tướng lĩnh Xô-viết. Thông tin của Max được đánh giá cao ở Đức đến mức nhiều quan chức quân sự cao cấp phát xít không chịu đưa ra quyết định chừng nào chưa nhận được từ Abwehr các báo cáo của Max. Điệp viên này là nguồn tin tức chiến lược duy nhất của họ.

Dưới cái tên Max, người Đức biết đó là Aleksandr Petrovich Demyanov. Cha anh ta, một sĩ quan quân đội sa hoàng, đã chết vì thương tích vào năm 1915. Mẹ hắn khá nổi danh trong giới quý tộc Petersburg. Năm 1929, Aleksandr đã bị OGPU bắt giữ do chỉ điểm sai. Vụ án chống anh ta đã bị chấm dứt với điều kiện tự nguyện hợp tác với “các cơ quan”, như anh ta được giải thích, nhằm mục đích ngăn chặn các hoạt động phá hoại và gián điệp từ phía các nhà hoạt động bạch vệ mà gia đình anh ta biết. Người ta nhớ ra Demyanov vào tháng 7 năm 1941 khi tình báo Liên Xô tìm kiếm một ứng cử viên cho vai trò thành viên một nhóm chống Liên Xô tưởng tượng, sau đó sẽ dùng anh ta để “nhử mồi” bọn Đức. Chiến dịch được đặt mật danh là “Tu viện”.

Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, Aleksandr, được đặt tên hoạt động là Heyne, vào tháng 12 năm 1941 đã vượt chiến tuyến. Ban đầu, bọn Đức khôngtin Aleksandr. Tuy nhiên không lâu sau, nghi ngờ của chúng đã tan biến và anh bắt đầu được huấn luyện để tung vào hậu phương của Hồng Quân. Demyanov phải bám trụ ở ở Moskva và tổ chức lưới điệp báo của mình để xâm nhập vào các bộ tham mưu và cơ quan của quân đội.

Sau khi trở về Moskva, Demyanov đã nhanh chóng vào vai tổ trưởng tình báo Đức. NKGB đã chuẩn bị cho anh các tài liệu lẫn lộn tin thật và giả. Tin thật không được đe doạ các hoạt động của quân đội Xô-viết, tin giả thì để đánh lạc hướng bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức.

Cho đến cuối chiến tranh, uy tín của Max đã lên cao trong mắt lãnh đạo Abwehr đến mức anh ta được nhận phần thưởng cao quý là Huân chương Chữ thập Sắt. Tình báo Liên Xô cũng không quên ơn Demyanov khi tặng thưởng anh huân chương Sao Đỏ.

Các sự kiện này liên quan đến chiến dịch “Tu viện” khá hấp dẫn đối với lịch sử tình báo vô tuyến điện tử do một số nguyên nhân. Một là làm việc với nguồn tin trong cơ quan cơ yếu của Abwehr mang lại cho tình báo Liên Xô những thành quả ở dạng tin tình báo giả do chính tình báo Liên Xô làm ra.

Hai là chính những tin giả do mình làm ra cho quân Đức này, tình báo Liên Xô lại nhận được từ người Anh trong quá trình trao đổi tin tình báo song phương. Và ba là những tác động phụ không mong muốn của một số chiến dịch đã tiến hành thành công (tuyển mộ Smith, người Anh đọc được điện tín mật mã của Abwehr, sử dụng Demyanov lừa được bộ chỉ huy Đức) cũng có những ưu điểm của mình.

Khi so sánh những văn bản do các chuyên gia về tin giả soạn ra ở Moskva với những thông tin thu được trở về từ Smith và người Anh có thể biết đưọc thông tin nào được Abwehr nhồi vào để báo cáo lãnh đạo của mình và cơ quan tình báo vô tuyến điện tử Anh đã xào xáo nó thế nào để chuyển cho bộ chỉ huy Xô-viết.

Trước hết, chính các đồng minh của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II là những người đã bóp méo nhiều nhất các thông tin ban đầu do chính tình báo Liên Xô cung cấp. Bởi lẽ, trong khi duy trì quan hệ đồng minh với Liên Xô, họ cũng cố che giấu bằng mọi cách  việc họ giải phá được các mật mã của Đức vì ngay khi đó họ đã thấy trước rằng, Liên Xô sẽ chuyển từ đồng minh sang một địch thủ nguy hiểm và hùng mạnh.

Print Print E-mail Print