Vietnamdefence.com

 

Tình báo điện tử Anh: Trung tâm - Thảm kịch Canada (10)

VietnamDefence - Điều được đề cập ở trên liên quan đến các trường hợp làm gián điệp trong GCHQ mà Anh xem là chắc chắn cho tình báo Liên Xô. Thế còn những vụ "không công khai"?

Một trong những vụ đó có liên quan đến Lesley Benneth, người giữ nhiều chức vụ lãnh đạo trong GCHQ. Chức vụ cuối cùng là trưởng phòng Cận Đông của GCHQ. Năm 1954, Benneth đã di cư sang Canada và tại đó ông lãnh đạo một phòng của cơ quan an ninh quốc gia Canada.

Trong thập niên 1960, sau một loạt chiến dịch do thám chống Liên Xô bị bại lộ, người ta đã tiến hành theo dõi Benneth. Do không có những chứng cứ trực tiếp nên vụ việc đã biến thành vô lý. Những thám tử của đơn vị theo dõi ngoài Canada đã nảy sinh nghi ngờ  Benneth sử dụng bồ câu đưa thư để liên lạc với KGB. Bởi vậy, họ đã nhiều lần bám theo ông ta từ nhà đến những cánh rừng nhỏ, nơi Benneth thường lấy từ cốp xe ôtô ra một tấm lưới thép.

Những kẻ theo dõi không dám đến gần Benneth quá để nhìn rõ ông ta thả con gì ra khỏi lồng, nhưng họ phỏng đoán điều tồi tệ nhất. Trên thực tế Benneth chỉ bắt những con sóc sinh sôi nảy nở trong vườn nhà ông và vốn là người tốt bụng nên ông sau đó lại thả chúng vào rừng.

Khi đó, các thợ săn gián điệp Liên Xô không mệt mỏi ở Canada quyết định quăng lưới bắt Benneth. Ông đã bị bơm tin giả nói rằng một kẻ đào tẩu Xô-viết sẽ bay đến Montreal. Như thế nếu như các nhân viên KGB xuất hiện tại sân bay để theo dõi kẻ đào tẩu thì điều đó có nghĩa Benneth đã báo tin này cho họ. Nhưng cơn bão tuyết dữ dội đột ngột ở Monttreal đã phá hỏng tất cả. Trong bão tuyết, người ta không thể xác định là có nhân viên KGB náo đến điểm gặp ở sân bay hay không.

Năm 1972, Benneth trải qua cuộc thẩm vấn gay go nhất, nhưng ông không hề khai nhận gì. Và tuy Benneth đã vượt qua cuộc kiểm tra trên máy phát hiện nói dối và thề không bao giờ là gián điệp của Liên Xô, nhưng sau nhiều năm làm việc, ông vẫn bị sa thải khỏi cơ quan và đã sang Australia sinh sống. Cho đến nay vẫn chưa rõ ông có phải là một tình báo viên thay đổi chỗ làm theo lệnh của cấp trên ở Moskva không, hay chỉ là nạn nhân vô tội của một âm mưu hiểm độc.

Trường hợp Benneth không phải là điển hình đối với cộng đồng tình báo Anh. Những tin tức phát giác ra điệp viên nước ngoài ít khi được đưa ra công luận. Trong toàn bộ lịch sử GCHQ, chỉ có một lần một nhân viên cơ quan này bị tuyên bố là điệp viên của tình báo Liên Xô.

Cần phải ghi nhận là GCHQ luôn bảo vệ cẩn mật các bí mật của mình trước tai mắt người ngoài. Trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này có lẽ là việc GCHQ bất lực trong việc kịp thời phát hiện điệp viên nguy hiểm nhất trong số nhân viên của mình là Prime. Prime bị bắt hoàn toàn do lệch lạc tình dục. Cũng có thể liệt vào đây việc xuất bản cuốn sách của Nigel West "GCHQ. Cuộc chiến vô tuyến bí mật (1900-1986)" với chủ đề chính là lịch sử ngành tình báo vô tuyến điện tử Anh, kể cả một biên niên sử những hành động vinh quang của GCHQ.

Đầu thập niên 1980, việc giải mật các tài liệu lưu trữ liên quan đến tình báo vô tuyến điện tử thời chiến tranh thế giới thứ II đã dẫn tới lời hứa của chính phủ Anh cũng làm như vậy với tài liệu lưu trữ thời chiến tranh thế giới thứ I. Tuy vậy, chính phủ Anh kiên quyết từ chối không cho tiếp cận các tài liệu chặn thu tích trữ ở Anh trong thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến thế giới.

Kết quả là trong thập niên 1980 đã hình thành một tình huống oái oăm khi nội dung chặn thu từ các kênh liên lạc của Pháp đầu thập niên 1920 lại còn bí mật hơn những cái thu được từ các kênh liên lạc của Đức đầu thập niên 1940. Người đưa ra lời giải thích chính thức cho sự dị thường này là Robert Armstrong, thư ký nội các Anh hồi đó. Ông ta tuyên bố  chính phủ Anh coi bất kỳ tài liệu nào về hoạt động do thám mà các cơ quan tình báo phải báo cáo với mình trong thời bình còn bí mật hơn các tài liệu về hoạt động tình báo chống lại kẻ thù trong thời chiến. Và chấm hết.

Như vậy là các bồi bút hiếu động cố sưởi ấm tay nhờ các sự việc được "xào nấu" từ lịch sử tình báo vô tuyến điện tử Anh, cũng đã có thể khỏi phải lo lắng và thanh thản đợi đến chiến tranh thế giới thứ III. Nếu họ không sống đến lúc đó thì họ cũng sẽ tìm thấy cái gì đó để kể cho những người còn sống bởi vì xét tổng thể, chính các kênh liên lạc sóng điện và hữu tuyến mới là chiến trường cho các trận đánh quyết định trong cuộc chiến nhằm giành quyền thống trị thế giới đó.

Print Print E-mail Print