Vietnamdefence.com

 

Tình báo điện tử Anh: Trung tâm - "Trung tâm gián điệp của chúng ta ở Cheltenham" (9)

VietnamDefence - Mặc dù vào cuối thập niên 1970, GCHQ đã biến thành một cơ quan bê bối ngập đầu và bắt đầu bị báo chí gọi là "trung tâm gián điệp của chúng ta ở Cheltenham", đến năm 1982, khi Prime bị kết tội làm việc cho tình báo Liên Xô, chính phủ Anh đã hoàn toàn khước từ công khai hoá chức năng thật sự của GCHQ.

Vấn đề là ở chỗ mọi chiến dịch của GCHQ đều không có cơ sở luật pháp. Bởi vậy, bí mật về nó được bảo đảm hoàn toàn chỉ bằng các biện pháp an ninh gắt gao nhất. Người ta đã làm tất cả để báo chí không đả động đến GCHQ. Người ta không cho phép đưa ảnh toà nhà trụ sở GCHQ ở Cheltenham lên truyền hình mà thay vào đó, khán giả nhìn thấy một màn ảnh trống không.

Tuy vậy, không thể duy trì lâu tình trạng đó. Kể từ khi xử Prime vào năm 1982, các vụ xì căng đan đã liên tiếp nổ ra. Bất kỳ sự kiện nhỏ nhặt nào cũng trở thành giật gân, rùm beng nếu nó liên quan đến GCHQ. Tháng 9 năm 1984, trên trang nhất các báo xuất hiện tin về vụ tự sát của nhân viên GCHQ Stefan Drinkwater. Anh ta bị chết ngạt trong túi giấy bóng. Sau đó là cái chết của một loạt nhân viên GCHQ khác. Kẻ thì chết tự nhiên, người thì tự sát.

Chính phủ Anh và GCHQ bác bỏ mọi liên hệ giữa cái chết của họ với việc họ vi phạm chế độ bảo mật, nhưng điều đó không xua tan được sự huyên náo độc địa xung quanh GCHQ.
Năm 1984, chính quyền Anh thậm chí đã buộc phải tịch thu cuốn sách về GCHQ có tên gọi "Lợi ích với một dấu trừ". Trong cuốn sách này, cựu nhân viên GCHQ John Cain đã tiết lộ tin tức về quan hệ giữa GCHQ và NSA, nhất là liên quan với cuộc khủng hoảng Manvinat.

Trợ lý ngoại trưởng Rowlands đã buộc phải phát biểu ở Hạ viện Anh thú nhận rằng, người Anh đã đọc điện tín mật mã của Argentina trong nhiều năm. Lời thú nhận này đã giúp ta hiểu được tại sao chính phủ Anh luôn gặp khó khăn lớn khi tái hiện tại nghị viện các sự kiện của cuộc khủng hoảng Manvinat.

Hoá ra phần lớn thông tin chính phủ Anh có được là nhờ sự hỗ trợ của NSA. NSA đã tiến hành do thám ráo riết Argentina, nhưng Mỹ, nước đồng minh của Anh, không hề muốn để lộ các bí mật này.

Cás sự kiện liên quan đến lệnh cấm công đoàn hoạt động trong GCHQ cũng không giúp tăng cường trật tự nội bộ của GCHQ. Tháng 1 năm 1984, lệnh cấm này đã bị huỷ bỏ. Các nhân viên GCHQ đã được phép gia nhập công đoàn công chức dân sự. Lập tức các đoàn viên công đoàn ở GCHQ đã tuyên bố bãi công ủng hộ yêu sách tăng lương mà công đoàn công chức dân sự đưa ra từ năm 1979.

Do tình hình căng thẳng gia tăng trên thế giới (các sự kiện ở Afghanistan và Ba Lan), chính phủ Anh lại cấm công đoàn trong GCHQ. Để tránh sự bất bình, những người vẫn ở lại làm việc được trả khoản tiền bồi thường một ngàn bảng Anh mỗi người để rời khỏi công đoàn. Những người cho là cần phải giữ tư cách thành viên công đoàn bằng mọi giá thì được hứa hỗ trợ tìm việc khác ở ngoài GCHQ.

Print Print E-mail Print