Viện thiết kế Yuzhnoie, cơ quan phát triển ICBM của Ukraine, đã bán ra nước ngoài tài liệu của ICBM nhiên liệu lỏng cỡ nhỏ Kopyo (Ngọn giáo) được phát triển vào năm 1985 để trang bị cho hệ thống tên lửa cơ động mặt đất cùng tên.
Đó là thông tin tiết lộ từ một nguồn tin ngoại giao quân sự hôm 15/1/2015 cho hãng tin Interfax (Nga).
“Tài liệu về Kopyo đã bị bán sang một nước Đông Nam Á”, nguồn tin nói và cho biết thêm “Nếu việc bán [tài liệu tên lửa ] được khẳng định thì điều này khó có thể là tin dễ chịu đối với Mỹ”.
Theo thông tin công khai, hệ thống tên lửa cơ động Kopyo được Viện Yuzhnoie phát triển vào năm 1985 như một phương á khác cho hệ thống tên lửa có tính năng tương tự là Kurier trang bị tên lửa nhiên liệu rắn cỡ nhỏ lắp trong ống phóng mà bên ngoài trông giống như một xe lạnh.
Các công trình sư Liên Xô đã thực hiện thiết kế phác thảo hệ thống Kopyo trên cơ sở khung gầm 4 trục chủ động toàn phần, có khả năng việt dã cao MAZ-543.
ICBM Kopyo được trù định là tên lửa nhiên liệu lỏng, 2 tầng, kiểu ampul với nhiên liệu nạp sẵn tại nhà máy. Các thành phần nhiên liệu tên lửa được dự kiến sử dụng là các thành phần nhiên liệu rất độc hại nên đây chắc chắn là nguyên nhân chính để Liên Xô chấm dứt nghiên cứu và quyết định sử dụng hệ thống tên lửa cơ động mặt đất dùng ICBM nhiên liệu rắn.
Tên lửa Kopyo có chiều dài gần 13 m, đường kính 1,15 m, trọng lượng phóng gần 11 tấn, trọng lượng hữu ích 200 kg, mang một đầu đạn nhiệt hạch đơn khối, tấm bắn tối đa là xuyên lục địa.
Ưu điểm chính của hệ thống tên lửa Kopyo là khả năng trực chiến kéo dài tại trận địa dã chiến nên có khả năng sống còn cao.
Tuy nhiên, phía Ukraine không thừa nhận đã bán các bản vẽ tên lửa hạt nhân Liên Xô cho một nước châu Á. Viện Yuzhnoie đã lập tức bác bỏ thông tin của hãng Interfax (Nga) và tuyên bố: “Đây hoàn toàn là thông tin nhảm, tin giả. Không có ai đã hay định bán cho ai bất cứ cái gì. Chúng tôi hiện không có đàm phán gì về vấn đề này”.
Ta cũng biết là Ukraine cho đến cùng cũng đã không thừa nhận họ đã bắn rơi máy bay Tu-154 chở khách của Nga bằng 1 quả tên lửa phòng không S-200 vào năm 2001 trên Biển Đen. Trong khi ngày nào Kiev cũng sảng khoái đưa tin về việc tiêu diệt các đơn vị đặc nhiệm Nga tại khu vực sân bay Donetsk...
Sau khi Liên Xô sụp đổ, trong giai đoạn từ năm 1992-2012, Ukraine đã nằm trong số các quốc gia xuất khẩu vũ khí dẫn đầu thế giới. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp Ukraine đã sản xuất để xuất khẩu 285 xe tăng và 430 xe bọc thép chở quân, đồng thời bán từ biên chế của quân đội Ukraine 1.162 xe tăng, 1.221 xe bọc thép trinh sát, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân, 529 hệ thống pháo, 134 máy bay chiến đấu, 112 trực thăng chiến đấu, một số lượng lớn phương tiện phòng không. Sau khi Liên Xô tan vỡ, Ukraine nắm giữ tiềm lực hạt nhân đứng thứ ba thế giới với 220 đơn vị phương tiện mang chiến lược, trong đó có 130 ICBM UR-100N, 46 RT-23 UTTKh Molodets và 44 máy bay ném bom chiến lược hạng nặng trang bị tên lửa hành trình. Theo hiệp định liên chính phủ, Kiev đã chuyển cho Moskva 1.272 đơn vị vũ khí hạt nhân và nhận lại nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện nguyên tử.
Cựu Tham mưu trưởng Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga (RVSN), Thượng tướng Viktor Esin không loại trừ khả năng Ukraine thực sự đã bán tài liệu của tên lửa Kopyo, nhưng đó khó có thể là tên lửa có tầm bay xuyên lục địa.
Còn Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) Aleksandr Khramchikhin thì cho rằng, tỉnh Dnepropetrovsk là hang ổ của tài phiệt Kolomoisky mà đối với ông ta thì bán loại tài liệu nào đó chẳng phải là vấn đề, điều chủ yếu là kiếm được tiền. Liên quan đến tên lửa Kopyo, ông nghi ngờ báo chí dùng sai thuật ngữ “Đông Nam Á” và nhận định Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có thể quan tâm đến các tài liệu đó. Mặc dù về lý thuyết, ở khu vực ASEAN cũng có vài ước có thể “tiêu hóa” thông tin này, nhưng dẫu sao Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn là những khách hàng có khả năng nhất, nếu thông tin thực sự là đúng.