Quân đoàn 78 gồm: Các lữ đoàn hợp thành 8, 48, 68, 115, 202, 204, lữ đoàn pháo 78, lữ đoàn phòng không 78, lữ đoàn đặc nhiệm 78, lữ đoàn không quân lục quân 78, lữ đoàn công binh 78, lữ đoàn chi viện 78.
Quân đoàn 79: Các lữ đoàn hợp thành 46, 116, 119, 190, 191, 200, lữ đoàn pháo 79, lữ đoàn phòng không 79, lữ đoàn đặc nhiệm 79, lữ đoàn không quân lục quân 79, lữ đoàn công binh 79, lữ đoàn chi viện 79.
Quân đoàn 80: Các lữ đoàn hợp thành 47, 69, 118, 138, 199, 203, lữ đoàn pháo 80, lữ đoàn phòng không 80, lữ đoàn đặc nhiệm 80, lữ đoàn không quân lục quân 80, lữ đoàn công binh 80, lữ đoàn chi viện 80.
Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Bắc bộ có 11 lữ đoàn biên phòng (từ số 321 đến 331) và 4 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (từ số 332 đến 335).
Trong biên chế không quân Chiến khu Bắc bộ có 6 sư đoàn không quân (1, 5, 11, 12, 16, 21, bao gồm tổng cộng 13 trung đoàn không quân) và 9 lữ đoàn không quân (2, 3, 15, 31, 61, 88, 89, 90, 91).
Trực thuộc Chiến khu Bắc bộ hiện còn có Hạm đội Bắc Hải. Ngoài lực lượng tàu được biên chế (gồm cả 1 tàu sân bay và gần như tất cả các tàu ngầm hạt nhân), hạm đội còn được biên chế các sư đoàn không quân hải quân 2 và 5 và Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 77.
Chiến khu Trung bộ
Địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Trung bộ quân đội Trung Quốc không tiếp giáp với đường biên giới bên ngoài, chiến khu này làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô và các chức năng “trung tâm” khác.
Lục quân Chiến khu Trung bộ cũng có 3 quân đoàn.
Quân đoàn 81 gồm: Các lữ đoàn hợp thành 7, 70, 162, 189, 194, 195, Lữ đoàn pháo 81, Lữ đoàn phòng không 81, Lữ đoàn đặc nhiệm 81, Lữ đoàn không quân lục quân 81, Lữ đoàn công binh 81, Lữ đoàn chi viện 81.
Quân đoàn 82: Các lữ đoàn hợp thành 6, 80, 151, 188, 196, 205, Lữ đoàn pháo 82, Lữ đoàn phòng không 82, Lữ đoàn đặc nhiệm 82, Lữ đoàn không quân lục quân 82, Lữ đoàn công binh 82, Lữ đoàn chi viện 82.
Quân đoàn 83: Các lữ đoàn hợp thành 11, 58, 60, 113, 129, 193, Lữ đoàn pháo 83, Lữ đoàn phòng không 83, Lữ đoàn đặc nhiệm 83, Lữ đoàn công binh 83, Lữ đoàn chi viện 83, Lữ đoàn đổ bộ đột kích 161.
Trong biên chế không quân Chiến khu Trung bộ có 6 sư đoàn không quân (7, 13, 15, 19, 24, 36, bao gồm tổng cộng 15 trung đoàn không quân) và lữ đoàn không quân 56.
Ngoài ra, trong địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Trung bộ còn triển khai các binh đoàn, đơn vị trực thuộc trực tiếp các bộ tư lệnh không quân hoặc hải quân. Đó là Bộ tư lệnh thành phố Bắc Kinh (Các sư đoàn đồn trú 1 và 3, một sư đoàn pháo), Quân đoàn đổ bộ đường không 15 (Các lữ đoàn đổ bộ đường không 127, 128, 130, 131, 133, 134, các lữ đoàn đặc nhiệm, chi viện, không quân), Sư đoàn không quân 34, Trung tâm huấn luyện-thử nghiệm không quân (Các lữ đoàn không quân 170, 171, 172, 175, 176).
Chiến khu Tây bộ
Chiến khu Tây bộ có 2 quân đoàn lục quân.
Quân đoàn 76: Các lữ đoàn hợp thành 12, 17, 56, 62, 149, 182, Lữ đoàn pháo 76, Lữ đoàn phòng không 76, Lữ đoàn đặc nhiệm 76, Lữ đoàn không quân lục quân 76, Lữ đoàn công binh 76, Lữ đoàn chi viện 76.
Quân đoàn 77: Các lữ đoàn hợp thành 39, 40, 55, 139, 150, 181, Lữ đoàn pháo 77, Lữ đoàn phòng không 77, Lữ đoàn đặc nhiệm 77, Lữ đoàn không quân lục quân 77, Lữ đoàn công binh 77, Lữ đoàn chi viện 77.
Trong biên chế không quân Chiến khu Tây bộ có 4 sư đoàn không quân (4, 6, 20, 33, bao gồm tổng cộng 11 trung đoàn không quân), 5 lữ đoàn không quân (16, 109, 110, 111, 112) và Lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu 178.
Các quân khu cấp tỉnh là Quân khu Tân Cương và Quân khu Tây Tạng, nằm trong thành phần Đại quân khu Lan Châu trước đây, sau đó thuộc Chiến khu Tây bộ trong thời gian không lâu, thì này trực thuộc trực tiếp Bộ tư lệnh Lục quân. Nhiều khả năng, các quân khu này cơ bản giữ nguyên cơ cấu tổ chức thời trước cải cách.
Trong biên chế Quân khu Tân Cương còn lại các sư đoàn: bộ binh cơ giới 4, cơ giới hóa nhẹ 8, các sư đoàn bộ binh sơn cước 6 và 11, Lữ đoàn pháo 2, một lữ đoàn phòng không, một lữ đoàn đặc nhiệm, Lữ đoàn không quân lục quân 3, một lữ đoàn công binh, 3 lữ đoàn biên phòng (318, 319, 320).
Quân khu Tây Tạng gồm: các lữ đoàn bộ binh sơn cước 52 và 53, Lữ đoàn hợp thành 54, Lữ đoàn pháo 308, Lữ đoàn tên lửa phòng không 651, lữ đoàn công binh, lữ đoàn đặc nhiệm, lữ đoàn không quân lục quân, 4 lữ đoàn biên phòng (305, 306, 307, 308).
Chiến khu Nam bộ
Thuộc địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Nam bộ là đường biên giới với 3 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Myanmar).
Lục quân chiến khu Nam bộ có 2 quân đoàn.
Quân đoàn 74: Các lữ đoàn hợp thành 1, 16, 125, 132, 154, 163, Lữ đoàn pháo 74, Lữ đoàn phòng không 74, Lữ đoàn đặc nhiệm 74, Lữ đoàn không quân lục quân 74, Lữ đoàn công binh 74, Lữ đoàn chi viện 74.
Quân đoàn 75: Các lữ đoàn hợp thành 15, 31, 32, 37, 122, 123, Lữ đoàn pháo 75, Lữ đoàn phòng không 75, Lữ đoàn đặc nhiệm 75, Lữ đoàn công binh 75, Lữ đoàn chi viện 75, Lữ đoàn đổ bộ đột kích 121.
Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Nam bộ còn có lực lượng đồn trú Hongkong, 5 lữ đoàn biên phòng (313, 314, 315, 316, 317), 2 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (311, 312).
Trong biên chế không quân Chiến khu Nam bộ có 5 sư đoàn không quân (2, 8, 9, 18, 44, bao gồm tổng cộng 10 trung đoàn không quân) và 7 lữ đoàn không quân (5, 54, 124, 125, 126, 130, 131) và 1 lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu. Có khả năng Trung đoàn không quân 6 của Sư đoàn không quân 2 (chính trung đoàn này là đơn vị đang tiếp nhận các tiêm kích Su-35S mua của Nga) đã được chuyển đổi thành Lữ đoàn không quân 6.
Trực thuộc Chiến khu Nam bộ còn có Hạm đội Nam Hải, trong đó có các sư đoàn không quân 8 và 9 của không quân hải quân, các lữ đoàn lính thủy đánh bộ 1 và 164.