Vietnamdefence.com

 

Vũ khí hạt nhân Trung Quốc có lợi hay nguy hại cho an ninh toàn cầu?

VietnamDefence - Bắc Kinh tuyên bố xây dựng lực lượng hạt nhân có quy mô hạn chế.



Trung Quốc là một trong 4 cường quốc hạt nhân ở châu Á, nhưng khác với các nước khác có cùng quy chế hạt nhân, là nước duy nhất có tiềm lực tên lửa hạt nhân có thể sánh với Mỹ và Nga. Quy chế hạt nhân của Trung Quốc tất nhiên là có tầm quan trọng toàn cầu. Tuy nhiên, cần đánh giá phương tiện này của vấn đề hạt nhân thế giới trong bối cảnh chung của hiện tượng gây ấn tượng trong lịch sử nhân loại như Trung Quốc.

Khi tìm hiểu bản chất của nước Trung Quốc “hạt nhân”, nên đánh giá tình hình với các nước hạt nhân khác. Chuyê gia hạt nhân nổi tiếng của Mỹ Stephen Younger trong báo cáo “Vũ khí hạt nhân trong thế kỷ XXI” có lý khi nói rằng: “Vũ khí hạt nhân đã đóng vai trò quyết định trong bảo đảm an ninh trong nửa cuối thế kỷ XX. Vũ khí hạt nhân là vũ khí có sức hủy diệt mạnh nhất mà loài người từng chế tạo ra, đã có ảnh hưởng có tác dụng ổn định đối với quan hệ quan hệ của các siêu cường”.

Có thể thấy rằng, một là vũ khí hạt nhân đã có ảnh hưởng có tác dụng ổn định mạnh mẽ đối với tình hình chính trị thế giới nói chung, và ở ý nghĩa này thì nó đã là thành quả tích cực chung của cả nhân loại. Hai là, có vai trò ổn định không phải là vũ khí hạt nhân như nó vốn có mà chính là vũ khí hạt nhân của Liên Xô và một phần của Mỹ. Trong lĩnh vực hạt nhân toàn cầu, quan hệ Xô-Mỹ là chủ đạo, còn các yếu tố còn lại có thể cơ bản không cần tính đến. Hơn nữa, nước Nga hạt nhân vẫn là nhà bảo trợ chính cho hòa bình thế giới. Nhưng cục diện này có sẽ tồn tại hay không? Cán cân hạt nhân chung sẽ như thế nào trong tương lai? 
Trung Quốc là quốc gia châu Á duy nhất có tiềm lưc tên lửa-hạt nhân có thể sánh với Mỹ và Nga

Tiềm lực hạt nhân của Anh và Pháp có thể coi là bị đóng băng. Các quốc gia hạt nhan Pakistan, Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên và Israel chỉ bảo đảm cho mình tiềm lực hạt nhân có tính “bảo hiểm” tầm khu vực. Mỹ đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình, không phải ở số lượng đầu đạn mà là những khả năng có tính hệ thống của kho vũ khí đó. Ngoài ra, Mỹ đang tích cực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia và đồng thời xây dựng các kế hoạch giành thế bá chủ quân sự trong vũ trụ.

Nga trong quá khứ không xa đã có nguy cơ suy thoái về “hạt nhân” và nguy cơ này ngay cả hiện nay cũng không thể coi là đã hoàn toàn triệt tiêu. Tuy vậy, Nga có tất cả để duy trì và củng cố quy chế tên lửa-hạt nhân hiệu quả của mình, có nghĩa là duy trì khả năng kiềm chế các mối đe dọa hạt nhân từ phía Mỹ và vô hiệu hóa những thách thức có thể khác.

Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố xây dựng lực lượng hạt nhân có quy mô hạn chế và dường như không tìm cách tăng cường nhanh chóng tiềm lực hạt nhân của mình về mặt số lượng. Các khái niệm hạt nhân chính thức của Trung Quốc dựa trên ý tưởng “đòn tiến công hạt nhân đáp trả hạn chế”. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng, họ không tìm cách giành thế cân bằng hạt nhân với Nga và Mỹ xuất phát từ mong muốn hợp lý hóa sử dụng các nguồn lực của đất nước. Tuy nhiên, những nỗ lực quân sự chung của Trung Quốc là cực kỳ quy mô và đa dạng - sự gia tăng sức mạnh quân sự Trung Quốc nhìn chung là lớn và không thể nghi ngờ.

Trong cuốn sách “Vũ khí hạt nhân và an ninh quốc gia” của Viện Ổn định chiến lược thuộc Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom, xuất bản năm 2008 do Viện sĩ V.N. Mikhailov chủ biên có nêu ra dự đoán rằng, “hướng phát triển chính của lực lượng hạt nhân Trung Quốc sẽ là hoàn thiện về chất lượng các loại vũ khí hạt nhân (trước hết là vũ khí hạt nhân chiến lược), đồng thời có sự gia tăng nào đó kho vũ khí hạt nhân”. Song việc Mỹ phát triển ồ ạt hệ thống phòng thủ tên lửa cho phép dự đoán rằng, Trung Quốc trong tương lai sẽ tìm cách gia tăng mạnh mẽ kho vũ khí hạt nhân của mình chứ không phải là gia tăng “nào đó”. Và bằng chứng tốt nhất cho điều đó không phải là những tin tức tình báo nào đó, không phải là những tuyên bố của Bắc Kinh mà là tư duy lành mạnh. Tư duy lành mạnh chỉ ra rằng, Trung Quốc khó có thể tự hạn chế ở tiềm lực hạt nhân khiêm tốn trong điều kiện sự bất ổn trên thế giới gia tăng và Mỹ tiếp tục chính sách vũ lực, trong đó có việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ lãnh thổ Mỹ.

Ngay vào năm 2001, trong số 2 của tạp chí “Kiểm soát hạt nhân” đã nói đến “khả năng xuất hiện trong thời rất gần sự kiềm chế hạt nhân lẫn nhau thể hiện rõ nét giữa Mỹ và Trung Quốc”. Bất chấp những rạn nứt hiện có và thậm chí những sự cố khác nhau, Mỹ và Trung hiện chưa phải kiềm chế nhau một cách rộng lớn. Nhưng tương lai lại là chuyện khác. Cách nhìn tương lai như thế nào sẽ là logic đối với Bắc Kinh? 
Bắc Kinh gia nhập câu lạc bộ hạt nhân vào ngày 16/10/1964 khi diễn ra vụ thử bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc ở trường thử Lop Nor

Trung Quốc chỉ có thể loại trừ hay vô hiệu hóa sức ép vũ lực từ phía Mỹ trong trường hợp họ bảo đảm được cho mình khả năng đáp trả tương xứng. Dĩ nhiên là mức tổn thất không thể chấp nhận đối với Mỹ hoàn toàn khác đối với Trung Quốc - Mỹ thường sợ hãi ngay cả những cuộc tấn công đơn lẻ giả định. Nhưng ở đây cũng không loại trừ như người ta nói là những phương án. Các sự kiện tháng 9/2001 ở New York mà sự dính líu của giới tinh hoa Mỹ là gần như không còn nghi ngờ, cho phép phỏng đoán rằng, các quan niệm của giới chức Mỹ hiện tại đã thay đổi. Rất có khả năng là hiện nay giới tinh hoa Mỹ có thái độ bớt gay gắt hơn so với trước đây đối với vấn đề chấp nhận những cuộc tấn công đơn lẻ nhằm vào nước Mỹ - nếu như đó là sự trả giá cho việc tiêu diệt hoàn toàn tiềm lực hạt nhân của Nga (và/hoặc Trung Quốc) trong quá trình cuộc tấn công trước tiên của Mỹ. Bởi vậy, nhiệm vụ tấn công đáp trả quy mô lớn một cách chắc chắn (sau cuộc tấn công đầu tiên của Mỹ) trong tương lai cũng bức thiết đối với Trung Quốc như đối với Nga.

Trong trường hợp triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, Trung Quốc tốt nhất là bảo đảm đột phá hệ thống này bằng các đầu đạn hạt nhân tấn công ồ ạt. Bắc Kinh sẽ nỗ lực làm việc đó và rõ ràng là họ đang cố gắng làm thế. Trong khi đó, chiến lược hạt nhân của Trung Quốc rõ ràng đã cải biến theo hướng xét lại những quan điểm chiến lược-quân sự phiêu lưu thời kỳ Maoism. Hơn nữa, Trung Quốc đòi cấm và thủ tiêu hoàn toàn vũ khí hạt nhân chứ không đòi trước tiến là giải trừ hoàn toàn một cách “thông thường”. Yếu tố này đối với Trung Quốc dĩ nhiên là có sắc thái rất yêu chuộng hòa bình.

Tuy nhiên, thông tin về chiến lược hạt nhân của Trung Quốc không chỉ mâu thuẫn và thiếu sót mà còn có nhược điểm cơ bản là việc phân tích sự phù hợp của nó với tình hình thực tế gặp khó khăn do đặc thù Trung Quốc. Sự kết hợp của sự lãnh đạo tập quyền của đảng-nhà nước với sự cẩn mật và né tránh truyền thống của phương Đông cho ta lý do để phỏng đoán Bắc Kinh có cách tiếp cận hai mặt đối với các vấn đề chiến lược-quân sự: cái được tuyên bố và thực tế. Những truyền thống chính trị của lịch sử nhiều ngàn năm của Trung Quốc cũng dẫn người ta tới phỏng đoán đó.

Nguồn:

Sergei Brezkun / Oborona, 8/2017.

Print Print E-mail Print