Ngày 8/7/2013, tờ báo thân chính quyền Trung Quốc là Văn hối báo (Wenweipo) đã đăng một bài báo có tiêu đề “6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc phải tham gia trong 50 năm tới”.
Tất cả 6 cuộc chiến dự định đều nêu mục tiêu “thu hồi lãnh thổ”, “đòi lại” những cái người Trung Quốc cho là những vùng lãnh thổ mà đế chế Trung Hoa đã mất sau thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện với nước Anh vào năm 1840-1842. Thất bại mà các phần tử dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc cho là đã dẫn đến “một thế kỷ sỉ nhục” của Trung Quốc.
Blog ở Hongkong ME2046 đánh giá bài báo này là “chân dung khá rõ của chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc đương đại”.VietnamDefence dịch đăng bài báo hiếu chiến nói trên để quý vị tham khảo để hiểu suy nghĩ của một bộ phận người Trung Quốc.Trung Quốc không phải là đại cường duy nhất. Sự sỉ nhục của dân tộc Trung Hoa, sự nhục nhã của con cháu Hoàng Đế. Vì sự thống nhất và phẩm giá quốc gia, Trung Quốc phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh trong 50 năm tới. Một số cuộc là chiến tranh khu vực, một số khác có thể có tính chất tổng lực. Bất kể chúng thế nào, tất cả các cuộc chiến tranh đó là tất yếu để tái thống nhất Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh thứ nhất: Thống nhất Đài Loan (2020-2025)Dẫu chúng ta có vui lòng với hòa bình ở hai bờ eo biển Đài Loan, chúng ta không được mơ mộng về chuyện hòa bình thống nhất với chính quyền Đài Loan (bất kể đó là Quốc dân đảng hay đảng Dân tiến). Hòa bình thống nhất không phù hợp với lợi ích của họ khi tiến hành bầu cử. Lập trường của họ vì thế là duy trì hiện trạng (phù hợp với cả hai đảng ở Đài Loan, mỗi bên đều có được những con bài mặc cả của mình).
Đối với Đài Loan, “độc lập” là sự khoác lác hơn là tuyên bố chính thức, còn “thống nhất” chỉ là vấn đề để thương lượng, hơn là để cho những động thực tế. Hiện trạng ở Đài Loan là nguồn gốc gây lo lắng cho Trung Quốc, bởi lẽ bất cứ ai cũng có thể mưu toan mặc cả kiếm lợi cho mình cái gì đó từ Trung Quốc.
Trung Quốc phải hoạch định một chiến lược thống nhất Đài Loan trong vòng 10 năm tới, nghĩa là vào năm 2020.
Lúc đó, Trung Quốc phải ra cho Đài Loan tối hậu thư, bắt họ lựa chọn
giữa giải pháp hòa bình thống nhất (phần kết mong muốn nhất đối với người Trung Quốc) hay
chiến trah (một lựa chọn bắt buộc) vào năm 2025. Với mục đích thống
nhất, Trung Quốc phải chuẩn bị tất cả trong vòng 3-5 năm trước đó. Để khi có
thời cơ, chính phủ Trung Quốc phải hành động theo phương án này
hay phương án kia để giải quyết dứt điểm vấn đề.
Phân tích hiện tình, cần dự tính Đài Loan sẽ giữ lập trường ngang ngạnh đối với việc thống nhất, nên hành động quân sự sẽ là giải pháp duy nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này sẽ là cuộc chiến tranh đầu tiên với ý nghĩa cuộc chiến tranh hiện đại kể từ khi thành lập “nước Trung Quốc Mới”.
Cuộc chiến tranh này sẽ là bài thử đối với sự phát triển của quân giải phóng trong một cuộc chiến tranh hiện đại. Trung Quốc có thể thắng cuộc chiến này dễ dàng hoặc nó có thể trở thành một cuộc chiến khó khăn.
Tất cả phụ thuộc vào mức độ can thiệp của Mỹ và Nhật Bản. Nếu Mỹ và Nhật đóng vai trò tích cực trong việc trợ giúp Đài Loan, hay thậm chí tiến hành tấn công vào Trung Quốc đại lục, chiến tranh sẽ trở thành cuộc chiến tổng lực kéo dài và khó khăn.
Mặt khác, nếu Mỹ và Nhật Bản sẽ đơn giản chỉ đứng ngoài nhìn, quân đội Trung Quốc có thể chiến thắng dễ dàng Đài Loan. Trong trường hợp này, Bắc Kinh sẽ kiểm soát Đài Loan trong vòng 3 tháng. Kể cả khi Nhật Bản và Mỹ nhảy vào ở giai đoạn này, chiến tranh cũng có thể kết thúc trong vòng 6 tháng.Cuộc chiến tranh thứ hai: “Thu hồi” quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) (2025-2030)
Sau khi thống nhất Đài Loan, Trung Quốc sẽ giải lao 2 năm. Trong thời gian phục hồi sức lực, Trung Quốc sẽ phát tối hậu thư cho các nước xung quanh quần đảo Trường Sa với thời hạn vào năm 2028. Các nước tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này có thể đàm phán với Trung Quốc việc giữ lại phần đầu tư của họ ở quần đảo này, nhưng phải rút bỏ các tuyên bố chủ quyền. Nếu không, Trung Quốc sẽ tuyên chiến với họ, các đầu tư và lợi ích kinh tế của họ sẽ bị Trung Quốc giành lấy.
Lúc này, các nước Đông Nam Á vẫn còn đang run rẩy trước việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan bằng quân sự.
Một mặt, họ sẽ ngồi vào bàn đàm phán, mặt khác, họ sẽ không muốn từ bỏ các lợi ích của mình ở quần đảo Trường Sa. Do đó, họ sẽ giữ thái độ chờ xem và sẽ trì hoãn đưa ra quyết định cuối cùng. Họ sẽ không đưa ra quyết định hòa hay chiến chừng nào Trung Quốc chưa dùng đến những hành động quyết liệt.
Tuy nhiên, Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc “chiếm lại” quần
đảo. Như đã nói ở trên, trong phần chiến tranh với Đài Loan, khi Mỹ có thể đã quá
muộn để tham chiến hay đơn giản là không có khả năng ngăn chặn Trung
Quốc tái thống nhất Đài Loan. Điều đó sẽ là đủ để dạy cho Mỹ bài học là đừng có xung đột quá công khai với Trung Quốc.
Song Mỹ sẽ vẫn ngấm ngầm giúp đỡ các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines. Trong số các quốc gia giáp Biển Đông, chỉ có Việt Na và Philippines dám thách
thức quyền bá chủ của Trung Quốc. Nhưng dẫu sao họ cũng phải suy nghĩ
hai lần trước khi dám lâm chiến với Trung Quốc, trừ khi họ làm đàm
phán thất bại và họ tin chắc là có thể có được sự hỗ trợ quân sự của Mỹ.
Lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc là tấn công Việt Nam, bởi vì Việt Nam là thế lực mạnh nhất trong khu vực. Chiến thắng trước Việt Nam sẽ làm những nước còn lại sợ hãi. Chừng nào chiến tranh còn diễn ra, các nước khác sẽ chẳng làm gì. Nếu Việt Nam thua, những nước khác sẽ “giao trả” các đảo cho Trung Quốc. Nếu ngược lại, họ sẽ tuyên chiến với Trung Quốc.
Tất nhiên, Trung Quốc sẽ đánh bại Việt Nam và lấy lại tất cả các đảo. Khi Việt Nam thất trận và mất các hòn đảo, các nước khác bị hoảng sợ với sức mạnh của Trung Quốc, nhưng vẫn còn tham lam tìm cách duy trì lợi ích của mình, sẽ tiến hành đàm phán về việc trả lại các đảo và cam kết trung thành với Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc sẽ có thể xây dựng các cảng và triển khai quân đội trên quần đảo Trường Sa, mở rộng ảnh hưởng vào Thái Bình Dương.Đến lúc này, Trung Quốc đã hoàn toàn đột phá được chuỗi đảo thứ nhất và xâm nhập vào chuỗi đảo thứ hai, các tàu sân bay Trung Quốc lúc này có quyền tự do tiếp cận Thái Bình Dương để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.Cuộc chiến tranh thứ ba: “Thu hồi” Nam Tây Tạng (2035-2040)
Trung Quốc và Ấn Độ có chung đườn biên giới dài, nhưng điểm xung đột duy nhất giữa hai nước là phần lãnh thổ Nam Tây Tạng. Trung Quốc từ lâu đã là kẻ thù giả định của Ấn Độ.
Mục tiêu chiến tranh của Ấn Độ là vượt qua Trung Quốc. Ấn Độ cố đạt điều đó bằng cách tự phát triển đất nước và mua sắm công nghệ quân sự và vũ khí tiên tiến từ Mỹ, Nga và châu Âu, trong khi bám đuổi sát nút Trung Quốc trong phát triển kinh tế và quân sự.
Ở Ấn Độ, lập trường chính thức và thái độ của báo chí là thân thiện hơn với Nga, Mỹ và châu Âu, nhưng lại là chán ghét, xa lánh và thậm chí là thù địch đối với Trung Quốc. Điều đó dẫn tới những xung đột không thể giải quyết với Trung Quốc.
Mặt khác, Ấn Độ đánh giá mình rất cao với sự giúp đỡ từ Mỹ, Nga và châu Âu vì nghĩ rằng, họ có thể chiến thắng Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tranh chấp lãnh thổ kéo dài.
Theo tôi, chiến lược tốt nhất đối với Trung Quốc là xúi giục, kích
động để Ấn Độ tan vỡ. Khi bị chia cắt thành mấy nước, Ấn Độ sẽ
không còn sức mạnh để đối đầu với Trung Quốc.
Sau 20 năm nữa, mặc dù Ấn Độ sẽ tụt hậu hơn nữa so với Trung Quốc về sức mạnh quân sự, nhưng họ sẽ vẫn là một trong vài đại cường thế giới. Nếu Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự để chinh phục Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những tổn thất nhất định.
Dĩ nhiên, kế hoạch này có thể thất bại. Nhưng Trung Quốc ít ra cũng phải thử làm tất cả những gì có thể để xúi giục bang Assam và Sikkim bị chiếm đóng giành lại độc lập để làm suy yếu sức mạnh của Ấn Độ. Đây là chiến lược khôn ngoan nhất.Chiến lược trung sách là xuất khẩu các loại vũ khí tiên tiến nhất sang Pakistan, giúp Pakistan đánh chiếm Nam Kashmir vào năm 2035 và thực hiện thống nhất. Trong khi Ấn Độ và Pakistan bận đánh lẫn nhau, Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng để đánh chiếm Nam Tây Tạng đang bị Ấn Độ chiếm đóng.
Ấn Độ sẽ không thể chiến đấu trên cả hai mặt trận và chắc họ sẽ thua trên cả hai mặt trận. Trung Quốc có thể giành lại Nam Tây Tạng dễ dàng khi Pakistan có thể kiểm soát toàn bộ Kashmir. Nếu kế hoạch này không được chấp nhận thì chỉ còn lại hạ sách là tiến hành hành động quân sự trực tiếp để "thu hồi" Nam Tây Tạng.
Sau hai cuộc chiến tranh đầu tiên, Trung Quốc đã được dưỡng sức 10 năm và trở thành một cường quốc thế giới cả về quân sự và kinh tế. Sẽ chỉ có Mỹ và châu Âu (nếu châu Âu trở thành một quốc gia thống nhất. Nếu không, nó sẽ bị Nga thay thế. Nhưng theo quan điểm của tôi, sự liên kết châu Âu là hoàn toàn có thể) có thể đối phó được với Trung Quốc trong danh sách ba cường quốc thế giới.
Sau khi “thu hồi” Đài Loan và quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có bước tiến bộ lớn về lục quân, không quân, hải quân và lực lượng vũ trụ quân sự của mình. Trung Quốc sẽ là một trong những cường quốc quân sự mạnh nhất, có thể chỉ kém Mỹ. Do đó, Ấn Độ sẽ thua.Cuộc chiến tranh thứ tư: “Thu hồi” quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) và Lưu Cầu (Ryukyu) (2040-2045)Vào giữa thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ nổi lên như một cường quốc thế giới thật sự trong bối cảnh Nhật Bản và Nga suy yếu, Mỹ và Ấn Độ trì trệ, Trung Âu trỗi dậy. Đây sẽ là thời gian tốt nhất để lấy lại quần đảo Điếu Ngư (Senkaku do Nhật quản lý) và quần đảo Lưu Cầu (Ryukyu của Nhật Bản).
Nhiều người có thể biết rằng, Điếu Ngư là đất Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng không biết rằng, người Nhật đã thôn tính đảo Ryukyu (nay là có tên là Okinawa với một căn cứ quân sự Mỹ). Xã hội và chính phủ Trung Quốc đã bị người Nhật đánh lừa khi họ đang thảo luận các vấn đề về biển Hoa Đông, ví dụ như vấn đề “đường trung tuyến” do người Nhật xác định hay “vấn đề Okinawa” (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Lưu Cầu) khiến người ta nghĩ rằng quần đảo Lưu Cầu là đất đai xa xưa của Nhật Bản.
Sự ngu dốt đó thật đáng xấu hổ! Căn cứ những tư liệu lịch sử của Trung Quốc, Ryukyu và các nước khác, kể cả Nhật Bản, Ryukyu từ lâu đã là các thuộc quốc chư hầu của Trung Quốc từ thời cổ đại, điều đó có nghĩa là quần đảo này là đất đai Trung Quốc. Trong trường hợp đó, chẳng lẽ “đường trung tuyến” mà Nhật đặt ra ở biển Hoa Đông là xác đáng? Liệu Nhật có dính líu gì đến biển Hoa Đông?
Nhật Bản đã ăn cướp của cải và tài nguyên của chúng ta ở Biển Hoa Đông và đang chiếm đóng phi pháp quần đảo Điếu Ngư và Ryukyu trong nhiều năm nay. Rồi cũng sẽ đến lúc họ phải trả giá. Đến lúc đó, cần tính đến việc Mỹ sẽ sẵn sàng can thiệp, nhưng họ đã bị suy yếu; châu Âu sẽ im lặng, còn Nga sẽ ngồi nhìn.
Chiến tranh có thể kết thúc trong vòng nửa năm với chiến thắng áp đảo của Trung Quốc. Nhật Bản sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trả lại quần đảo Điếu Ngư và Ryukyu cho Trung Quốc. Biển Hoa Đông sẽ là ao nhà của Trung Quốc. Ai còn dám chạm ngón tay đến nó nữa?Cuộc chiến tranh thứ năm: "Thống nhất" Ngoại Mông Cổ (2045-2050)Mặc dù, hiện nay cũng đã có những người ủng hộ thống nhất Ngoại Mông (Cộng hòa Mông Cổ hiện nay) liệu ý tưởng này có thực tế? Những chàng trai phi thực tế này ở Trung Quốc chỉ lừa dối mình và mắc một sai lầm về tư duy chiến lược. Đó chỉ là giờ chưa phải là lúc cho đại nghiệp "thống nhất "Ngoại Mông.
Trung Quốc cũng sẽ phải chọn ra các nhóm ủng hộ thống nhất, giúp họ leo lên
những vị trí quan trọng trong chính phủ của họ và tuyên bố Ngoại Mông
là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sau khi giải quyết xong vấn đề Nam Tây
Tạng vào năm 2040.
Sau khi giành lấy Đài Loan, chúng ta sẽ luận cứ yêu sách lãnh thổ của chúng ta dự trên hiến pháp và phạm vi lãnh thổ của Trung Hoa dân quốc (một số người có thể nêu câu hỏi: tại sao chúng ta phải luận cứ yêu sách của chúng ta dựa trên hiến pháp và lãnh thổ của Trung Hoa dân quốc? Trong trường hợp đó, chẳng hóa ra là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị thông tính bởi Cộng hòa Trung Hoa sau? Đó hoàn toàn là vớ vẩn. Tôi sẽ nói: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc; Trung Hoa dân quốc cũng là Trung Quốc. Là một người Trung Quốc, tôi chỉ tin rằng, thống nhất có nghĩa là sức mạnh. Cách có thể bảo vệ Trung Quốc tốt nhất chống sự xâm lược của nước ngoài cũng là cách tốt nhất đối với người Trung Quốc.
Chúng ta cũng cần biết rằng, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận sự
độc lập của Ngoại Mông. Sử dụng hiến pháp và lãnh thổ của Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa để thống nhất Ngoại Mông Cổ sẽ là sự xâm lược trắng trợn.
Chúng ta chỉ có thể có lý do hợp pháp cho hành động quân sự bằng cách sử
dụng hiến pháp và lãnh thổ của Trung Hoa dân quốc. Sau đó chính là
trường hợp sau khi Đài Loan bị Trung Quốc chiếm giữ. Vì thế chẳng phải
là vô nghĩa khi tranh cãi quốc gia nào được thống nhất không?
Trung Quốc phải nêu vấn đề thống nhất Ngoại Mông và tiến hành các chiến dịch tuyên truyền ở Ngoại Mông Cổ. Trung Quốc cũng sẽ phải chọn ra các nhóm ủng hộ thống nhất, giúp họ leo lên
những vị trí quan trọng trong chính phủ của họ và tuyên bố Ngoại Mông
là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sau khi giải quyết xong vấn đề Nam Tây
Tạng vào năm 2040.
Nếu như Ngoại Mông có thể trở về với Trung Quốc một cách hòa bình, đây tất nhiên sẽ là kết quả tốt nhất; nhưng nếu như Trung Quốc gặp phải sự can thiệp của nước ngoài hay sự chống đối, thì Trung Quốc cần phải sẵn sàng hành động quân sự. Trong trường hợp này, mô hình với Đài Loan có thể có ích:
Đưa ra tối hậu thư với thời hạn là năm 2045. Cho Ngoại Mông vài năm cân nhắc. Nếu họ từ chối đề nghị thì dùng vũ lực.
Lúc này, 4 cuộc chiến tranh trước đó đã kết thúc. Trung Quốc có sức mạnh quân sự, chính trị và ngoại giao để “thống nhất” Ngoại Mông. Mỹ và Nga suy yếu sẽ không dám dính vào, ngoại trừ những phản đối ngoại giao. Châu Âu sẽ có lập trường mập mờ, Ấn Độ, châu Phi và Trung Á sẽ im lặng.
Trung Quốc có thể làm chủ Ngoại Mông trong vòng 3 năm. Sau khi "thống nhất", Trung Quốc sẽ bố trí ở đó các lực lượng quân sự mạnh trên biên giới để kiểm soát nước Nga. Trung Quốc sẽ cần 10 năm để xây dựng hạ tầng thông thường và hạ tầng quân sự để giành lại lãnh thổ đã mất từ tay Nga.
Cuộc chiến tranh thứ sáu: “Lấy lại” các vùng đất từ tay Nga (2055-2060)Quan hệ Trung-Nga hiện nay có vẻ là tốt đẹp, nhưng thực ra đó là vì Mỹ không để cho họ lựa chọn nào khác tốt hơn.
Trên thực tế, cả hai nước đang kiểm soát nhau chặt chẽ . Nga lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa quyền lực của họ, trong khi Trung Quốc không bao giờ quên những lãnh thổ đã mất vào tay Nga. Khi có cơ hội, Trung Quốc sẽ lấy lại tất cả những lãnh thổ đã mất.
Sau 5 chiến thắng trước đó, vào năm 2050, Trung Quốc sẽ đưa ra các yêu sách lãnh thổ dựa trên cơ sở phạm vi lãnh thổ của triều Thanh (giống như cách sử dụng cương vực lãnh thổ của Trung Hoa dân quốc để “thống nhất” Ngoại Mông) và sẽ tiến hành các chiến dịch tuyên truyền yểm trợ cho những yêu sách đó.
Các nỗ lực phải được thực hiện để nước Nga tan vỡ một lần nữa.Thời “nước Trung Quốc cũ”, Nga đã chiếm khoảng 1,6 triệu km2 đất đai, tương đương 1/6 lãnh thổ của Trung Quốc hiện nay. Do đó, Nga là kẻ thù không đội trời chung của Trung Quốc. Sau chiến thắng trong 5 cuộc chiến tranh trước đó, đây chính là lúc buộc nước Nga phải trả giá.
Chắc chắn sẽ có chiến tranh với Nga. Mặc dù, đến lúc đó, Trung Quốc đã là cường quốc quân sự tiên tiến trong lĩnh vực không quân, hải quân, lục quân và bộ đội vũ trụ, đây sẽ là cuộc chiến tranh đầu tiên chống lại một cường quốc hạt nhân. Bởi vậy, Trung Quốc cần chuẩn bị tốt về vũ khí hạt nhân, khả năng tấn công hạt nhân vào Nga từ đầu đến cuối cuộc xung đột.
Khi Trung Quốc tước bỏ của Россию khả năng đánh trả, Nga sẽ nhận ra là họ không thể đọ nổi Trung Quốc trên chiến trường. Họ sẽ chỉ còn cách giao ra các vùng đất chiếm đóng, sau khi phải trả một cái giá đắt cho những hành động xâm lược của họ.