Vietnamdefence.com

 

Tình báo Đức báo động: Ukraine tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân

VietnamDefence - Tình báo Đức bày tỏ lo ngại về kế hoạch của Kiev nối lại nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân.

Bản đồ hạt nhân Ukraine

Một tài liệu của văn phòng Thủ tướng Đức gửi Tướng Mỹ Philip Mark Breedlove, Tổng tư lệnh tối cao Lực lượng vũ trang hợp nhất NATO ở châu Âu đã bị rò rỉ lên mạng. Văn phòng Thủ tướng Đức cảnh báo Breedlove về ý đồ thực sự của Kiev vi phạm quy chế quốc gia phi hạt nhân và vì thế, yêu cầu Mỹ gây áp lực với chính phủ Ukraine. Người ký tên dưới tài liệu này là Chánh Văn phòng Thủ tướng Liên bang, ông Peter Altmaier.

Theo tài liệu, tình báo Đức đã có bằng chứng xác nhận thông tin về việc Ukraine nối lại nghiên cứu lý thuyết trong lĩnh vực phát triển vũ khí hạt nhân dựa trên các thành tựu khoa học của Liên Xô. Văn phòng Thủ tướng Đức cho rằng, nước Ukraine đang ở trong cuộc khủng hoảng chính trị-xã hội và kinh tế sâu sắc không có khả năng tự lực bảo đảm mức độ kiểm soát cần thiết đối với việc lưu hành những thông tin đó lẫn các vật liệu cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân, tạo ra nguy cơ chúng bị lọt đến các khu vực nguy hiểm hơn trên thế giới.

“Ý đồ thực tế của Kiev vi phạm quy chế quốc gia phi hạt nhân gây ra những lo ngại thực sự. Đồng thời, khả năng Kiev có được bom hạt nhân có thể là đòn bẩy ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Moskva. Do đó, chúng tôi cho là nên gây áp lực tối đa với chính phủ Ukraine và buộc họ cho các cơ quan tình báo Đức và Mỹ tiếp cận tất cả các cơ sở nghiên cứu nhằm bảo đảm bảo vệ cho chúng. Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng thường uyên cung cấp thông tin cho các vị liên quan đến tình hình về vấn đề này”, lá thư viết.

Lá thư của ông Altmaier gửi Tướng Breedlove
Đương kim Chánh Văn phòng Thủ tướng Đức Peter Altmaier trước đây từng đứng đầu Bộ An toàn hạt nhân Đức và tích cực tham gia chỉ đạo vấn đề này ở châu Âu. Tính chân thực của bản thân tài liệu này hiện chưa được xác nhận, nhưng mong muốn của chính phủ Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân thì người ta đã biết từ lâu.

Năm 2014, Radar Tối cao Ukraine đã đưa ra xem xét dự luật về việc Ukraine rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và rút lại chữ ký trong Biên bản Budapest được ký dựa trên hiệp ước này. Như vậy, các nghị sĩ Ukraine đề xuất Ukraine gia nhập câu lạc bộ hạt nhân.

“Chúng ta - Ukraine, phải lấy lại quy chế cường quốc hạt nhân để có khả năng hiển nhiên bảo vệ mình trong tương lai trước tất cả những kẻ xâm hại đất đai, chủ quyền của chúng ta và tạo ra bất kỳ đe dọa nào đối với dân tộc Ukraine! Chúng ta là quốc gia không đủ lớn để đối phó những kẻ xâm lược như Liên bang Nga - vũ khí hạt nhân sẽ buộc tất cả phải tính đến chúng ta, và đây là sự bảo vệ duy nhất của chúng ta để ngăn chặn những tình huống như vậy trong tương lai từ bất kỳ phía nào”, phần ghi chú đi kèm dự luật viết.

Tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng” (Nga) Igor Korotchenko cho rằng, Kiev đã thực sự bắt đầu việc xây dựng tiềm lực hạt nhân của mình và cần phải đặc biệt chú ý vấn đề này vì chế độ hiện tại ở Ukraine không kiểm soát tốt các hành động của mình.

“Hiện nay, đó chắc chắn là nói về phần nghiên cứu lý thuyết cho việc chế tạo vũ khí nguyên tử, nhưng về chính trị, vấn đề này từ lâu đã được quyết định. Những tuyên bố về ý định đã được các quan chức đứng đầu Ukraine nhiều lần nói ra và rõ ràng là sự nguy hiểm từ phía Ukraine đang mỗi ngày một tăng, Kiev đã thực sự bắt đầu việc xây dựng tiềm lực hạt nhân của mình”, ông Korotchenko nhận định.

Tận dụng di sản Liên Xô

Sau khi Liên Xô tan vỡ, Ukraine thừa hưởng một phần di sản hạt nhân của Liên Xô. Tại thời điểm năm 1992, trên lãnh thổ Ukraine còn lại 1.950 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược và 1.883 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật, trong đó có 176 tên lửa đường đạn xuyên lục địa. Sau khi phê chuẩn Thỏa thuận Lisbon năm 1992 (bổ sung cho Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Xô-Mỹ START-1), ba nước là Ukraine, Belarus và Kazakhstan đã được tuyên bố là các nước không có vũ khí hạt nhân, và năm 1994-1996, họ đã chuyển giao toàn bộ vũ khí hạt nhân của mình cho Liên bang Nga.

Việc thủ tiêu và rút các đầu đạn hạt nhân khỏi Ukraine đã hoàn thành toàn bộ vào tháng 6/1996. Năm 2001, đã diễn ra đợt thủ tiêu cuối cùng các bệ phóng trong các giếng phóng. Liên quan đến các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS, thì chúng được giao cho Nga, một phần bị cắt bỏ. Từ năm 1996, theo Thỏa thuận Lisbon và Biên bản Budapest, Ukraine có quy chế quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân. Còn Liên bang Nga cam kết bảo đảm an ninh cho Ukraine trong trường hợp bị quân đội nước ngoài xâm lược.

Ở Ukraine, người ta đã nói đến việc rút khỏi NNPT và tiến hành chế tạo vũ khí hạt nhân ngay sau cuộc đảo chính năm 2014. Ban đầu, đưa ra sáng kiến này là các nghị sĩ đảng Udar, sau họ các nghị sĩ của đảng phát xít mới Svoboda của Oleh Tyahnibok cũng nêu lên sáng kiến khôi phục quy chế hạt nhân. Luận cứ được các nghị sĩ Svoboda viện ra cho dự luật là “áp lực chính trị và kinh tế tàn bạo, các mưu toan liên tục của các quan chức Nga nghi ngờ tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
Nhưng nếu như tất cả những điều đó có thể đổ cho sự yếu kém quen thuộc đối với Ukraine của Rada Tối cao thì các tuyên bố của Hội đồng An ninh và quốc phòng và Bộ Quốc phòng Ukraine lại gây lo ngại lớn. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Valerii Heletei tại cuộc gặp thượng đỉnh chính thức NATO đã tuyên bố rằng, Ukraine sẵn sàng trở lại với vấn đề khôi phục quy chế hạt nhân.
ay chúng tôi không thể bảo vệ (Ukraine), nếu như thế giới không giúp chúng tôi, chúng tôi sẽ buộc phải trở lại với việc chế tạo vũ khí này (hạt nhân), nó sẽ bảo vệ (Ukraine) trước nước Nga”, ông Heletei nói.

Nếu nòi về khả năng kỹ thuật của Ukraine tiến hành nghiên cứu hạt nhân thì ý kiến chung của giới chuyên gia cho rằng, Kiev hiện không có các viện nghiên cứu cho phép tiến hành các nghiên cứu quy mô trong lĩnh vực này, lẫn kinh nghiệm bởi vì trên lãnh thổ Ukraine không có các viện thiết kế. Tuy nhiên, Ukraine hiện có hơn 90 hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật mà khi cần có thể sử dụng làm phương tiện mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, giới chức Ukraine đã nhiều lần thể hiện tính không đàng hoàng trong cả các chính trị và quân sự.

“Bẩn hay sách - đó là vấn đề riêng biệt ”

Theo phát biểu của các quan chức Ukraine thì đây không phải là vấn đề tuân thủ các quy tắc an ninh mà họ cần có vũ khí hạt nhân một cách khẩn cấp, tại đây và ngay lúc này. Tháng 4/2015, người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Oleksandr Turchynov tuyên bố về khả năng chế tạo bom “bẩn”. Theo các chuyên gia, vũ khí này sử dụng “bức xạ ion hóa các nguyên liệu hạt nhân” làm yếu tố sát thương.

“Chúng tôi sẽ sử dụng mọi nguồn lực chúng tôi có, trong đó để chế tạo loại vũ khí hiệu quả. Nó là vĩ khí thế nào: bẩn hay sạch thì đó đã là một vấn đề khác”.

Về vấn đề này, Giám đốc Viện Các vấn đề toàn cầu hóa Mikhail Delyagin nói rằng, chế tạo bom hạt nhân trong thế giới hiện đại không phải là việc khó lắm. Brazil, Nam Phi và Saudi Arabia từng từ bỏ việc này, nhưng điều chủ yếu ở đây là ý muốn.

“Các phần tử phát xít Ukraine được Mỹ và EU đưa lên nắm quyền đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố đáng sợ trong lĩnh vực này, nhưng phương Tây có lẽ đang coi tính bài Nga là tiêu chí chủ yếu không chỉ của nền dân chủ mà cả của tính trách nhiệm. Vì vậy, chưa chắc họ sẽ buộc những kẻ mà họ đỡ đầu từ bỏ việc chế tạo bom nguyên tử, nếu các công việc đó quả thực đang được tiến hành: tôi nghĩ rằng, sẽ chỉ cần đe dọa hình thức bằng nó và chỉ sử dụng nó chống Nga”, vị chuyên gia nhận định.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhie (RIA)
Ông Mikhail Delyagin cho rằng, nhiều khả năng, thái độ của phương Tây sẽ khó thay đổi, ta chỉ cần nhớ lại Brzezinski khi còn là Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ đã thực sự quan tâm đến khả năng chế tạo loại bom nguyên tử chỉ sát hại người Nga.

“Sự hiện diện của các nhà máy điện nguyên tử cho phép bọn phát xít dễ dàng ngay lúc này chế tạo và sử dụng bom phóng xạ “bẩn”. Thiết nghĩ ở đây tình cảm và yếu đuối là không đúng chỗ: Nga phải kiểm tra kỹ thông tin này và khi xác nhận là đúng thì ngay lập tức tiêu diệt hang ổ tiến hành các công việc đó cùng với chính trị gia cho phép tiến hành chúng, giống như Israel đã làm ở Iraq chẳng hạn. Cảnh cáo, kiểm tra, khi xác nhận được thì tiêu diệt”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin tỏ vẻ hoài nghi về khả năng Ukraine sử dụng vũ khí hạt nhân. Các tuyên bố của các chính trị gia Ukraine sẽ vẫn chỉ là các tuyên bố vì sử dụng loại vũ khí đó là điên rồ.

“Tôi nghĩ rằng, chuyện này sẽ không đi đâu xa hơn các tuyên bố vì từ góc độ quân sự, việc sử dụng vũ khí đó sẽ có hiệu ứng hạn chế. Còn sự đáp trả sẽ là không hạn chế. Hơn nữa, phòng không Nga sẽ quật ngã chúng ngay trên lãnh thổ Ukraine. Còn đối với toàn thế giới, Ukraine sẽ là quốc gia đã sử dụng bom “bẩn”, ông Shurygin nói.

Ông Igor Korotchenko không đồng ý với ý kiến của ông Shurygin rằng, chính phủ Kiev sẽ không dám làm chuyện đó. Ông cho rằng, chính phủ Kiev từ lâu đã quên chuyện tuân thủ các nguyên tắc nào đó và có khả năng rất lớn là Ukraine sẽ có vũ khí hạt nhân.
“Nếu như chúng ta nói về bom “bẩn” thì ở đây tình hình còn đơn giản hơn - Kiev có đủ các bệ phóng tên lửa Tochka-U, rác thải hạt nhân dùng làm bom có thể lấy ở bất cứ nhà máy điện hạt nhân nào ở Ukraine và nhồi chúng vào tên lửa còn lại từ thời Liên Xô. Còn một yếu tố rất quan trọng nữa là hiện nay, Ukraine đang trở thành nơi thu hút bọn khủng bố và cực đoan quốc tế đang mưu toan có được bom “bẩn”. Nga cần chú ý và kiểm soát tình huống Ukraine có thể đe dọa mạng sống hàng trăm ngàn người khi trở thành mắt xích yếu của an ninh hạt nhân quốc tế”, ông Igor Korotchenko nhấn mạnh.

VietnamDefence:

Câu chuyện bi hài của Ukraine là lời răn cho lãnh đạo các quốc gia - muốn bảo vệ độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ thì chớ tin vào nước ngoài, dù là đồng minh thân cận nhất. Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là mãi mãi.

Nếu các nhà lãnh đạo Ukraine không lùi bước trước áp lực của Mỹ, phương Tây và Nga để tự giải giáp hạt nhân thì quan hệ Nga-Ukraine đã rất khác, bình đẳng hơn nhiều. Họ sẽ không đánh mất Crimea, không phải đối mặt với cuộc nội chiến tương tàn hiện nay.

Nguyên nhân chỉ là vì cả Mỹ, phương Tây và Nga đều không tốt lành gì, họ chỉ quan tâm đến lợi ích của chính họ và họ đều muốn nô dịch Ukraine, đều muốn chi phối, định đoạt số phận của Ukraine theo ý của họ.Ukraine chỉ là con tốt trên bàn cờ chính trị nước lớn mà thôi.

Nguồn: Rusplt, 19.6.2015.

Print Print E-mail Print