Vietnamdefence.com

 

Nỗ lực chế tạo tên lửa chống tăng bắn-quên của Nga

VietnamDefence - Nga trình làng hệ thống tên lửa chống tăng tự dẫn được phát triển dựa trên Kornet.

Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-E (Mike1979 Russia / wikipedia.org)
Viện thiết kế máy dụng cụ (KBP) Tula đã phát triển biến thể mới của hệ thống tên lửa chống tăng mang vác Kornet có khả năng tự dẫn ở chế độ tự động đến các mục tiêu.

Vũ khí chống tăng mới chưa được đặt tên. Bộ Quốc phòng Nga hiện chưa để ý đến sản phẩm này vì cho rằng, các tính năng và thiết kế của nó đã lạc hậu so với các hệ thống của phương Tây.

Ở hệ thống Kornet cải tiến, hệ dẫn được lắp trực tiếp trên bệ phóng và làm việc theo nguyên lý bắn-quên. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào, xạ thủ cũng có khả năng can thiệp và hiệu chỉnh đường bay cho tên lửa.

Ở các biến thể trước đó của Kornet không có hệ dẫn tự động mà việc điều khiển tên lửa phải thực hiện bằng tay bằng cách liên tục hiệu chỉnh máy ngắm bằng cần gạt.

Một sĩ quan Lục quân Nga cho biết, hệ thống tên lửa mới không thu hút nhiều sự quan tâm vì các tên lửa không phải tự dẫn trong khi bay mà được dẫn từ hệ thống (bệ phóng). Trong khi ở các hệ thống Javelin của Mỹ và Spike của Israel, hệ tự dẫn được tích hợp vào tên lửa. Tên lửa không tự dẫn trong khi bay như ở Javelin của Mỹ mà điều khiển từ bệ phóng. Tức là đây không phải là hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ 3 mà chỉ là thế hệ 2+. Việc điều đó do bệ phóng chứ không phải xạ thủ thực hiện cũng không làm thay đổi bản chất vấn đề. Một khi bệ phóng bị tiêu diệt là tên lửa rơi liền, một sĩ quan Lục quân Nga nắm được thiết kế Kornet mới nói.

Theo các đại diện quân đội Nga, giải pháp kỹ thuật của Kornet mới làm giảm cơ hội tiêu diệt mục tiêu một khi bản thân bệ phóng bị tiêu diệt sau khi phóng tên lửa đi.

Còn một nguồn tin ở KBP Tula lại nói rằng, họ cố ý bố trí hệ thống dẫn tự động trên bệ phóng vì giải pháp này cho phép nâng cao độ chính xác tiêu diệt các mục tiêu nhóm. Chẳng hạn, nếu trong một quả tên lửa bắn trúng một xe trong nhóm 3 xe tăng thì tất cả những quả tên lửa sau đó được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại như Javelin sẽ phản ứng với nguồn nhiệt mạnh này. sẽ vẫn “đi” vào chiếc xe tăng đang cháy bởi vì mục tiêu này đang là một nguồn nhiệt mạnh. Và xạ thủ không thể làm gì để chuyển ngắm các tên lửa này. Còn hệ thống của Nga vẫn tấn công vào chỗ được xạ thủ đặt điểm ngắm.

Nguồn tin ở KBM Tula còn cho hay, hệ thống tự dẫn cho tên lửa chiếm đến 90% giá quả đạn tên lửa, nhưng hệ tự dẫn này lại bị phá hủy cùng với quả tên lửa. Còn ở hệ thống tên lửa mới của Nga, hệ dẫn vẫn còn nguyên vẹn ở bệ phóng. Vì thế, các tên lửa của Mỹ  và Israel có đơn giá gần 120.000 USD/quả, còn của Nga lại rẻ hơn 6-7 lần.

Đặc biệt, hệ thống mới có thể tiêu diệt không chỉ xe tăng và xe thiết giáp, mà cả trực thăng, máy bay bay ở độ cao vài trăm mét. Đồng thời, bệ phóng có cả dạng mang vác lẫn dạng lắp cho xe thiết giáp.

Chuyên gia quân sự độc lập về xung đột quân sự đương đại Vyacheslav Tseluiko nói rằng, ngay các nhà sản xuất phương Tây hiện cũng đang cải tiến các tên lửa lắp đầu tự dẫn bằng cách lắp hệ thống điều khiển từ xa.

“Kinh nghiệm ở Iraq, Li-băng, Afghanistan cho thấy, các tên lửa chống tăng hay được bắn vào nhà cửa, hỏa điểm, công sự ẩn nấp hơn là xe tăng. Mà với các mục tiêu đó thì đầu tự dẫn là vô dụng vì nó không nhìn thấy mục tiêu. Bởi vậy, Javelin và Spike đã được trang bị hệ dẫn lệnh để xạ thủ có thể tự do chọn và tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào mà không phụ thuộc vào hoạt động của đầu tự dẫn”, ông Tseluiko nói.

Biên tập viên site Otvaga 2004 Vitaly Moyseyev không loại trừ Kornet mới sẽ là vũ khí quá độ trước khi xuất hiện các tên lửa chống tăng có điều khiển tự dẫn.

“Hệ thống mới rõ ràng là cần nhận vào trang bị. Đây sẽ là phương á quá độ trước khi có hệ thống thế hệ 3 thực sự. Còn hiện tại, nó sẽ thay thế các hệ thống thế hệ 2 lạc hậu Metis, Fagot, Kornet”, ông Moyseyev nói.

Hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ 3 đầu tiên là Javelin của Mỹ được phát triển vào đầu thập niên 1990 và đưa vào trang bị cho quân đội Mỹ vào năm 1996. Được quân Mỹ sử dụng nhiều ở Iraq và Afghanistan hiện nay. Hiện có mặt trong quân đội của hơn 10 nước, trong đó có Gruzia.

Hiện nay, hệ thống tên lửa chống tăng mới của KBP Tula đang được thử nghiệm thiết kế cho đến cuối năm 2013.

Nguồn: Izvestia, Lenta, 16.5.2013.

Print Print E-mail Print