|
Mi-28NE Night Hunter
|
Người Nga đã quen nghĩ rằng, các trực thăng của mình nằm trong số những loại tốt nhất thế giới, thậm chí một số loại còn hoàn toàn không có địch thủ ngang tầm. Nhưng kết quả của cuộc đấu thầu dài dằng dặc ở Ấn Độ là Bộ Quốc phòng Ấn Độ cuối cùng đã quyết định mua trực thăng tiến công tối tân của Mỹ АН-64D Apache Longbow (Trường cung), chứ không phải Mi-28NE Night Hunter (Thợ săn đêm) của Nga.
Ta biết rằng, thiết bị điện tử hàng không (avionics) đã trở thành bộ phận quan trọng nhất của trong tổng thể vũ khí trang bị của trực thăng. Hiệu quả trinh sát và điều khiển vũ khí phụ thuộc nhiều vào chúng. Liên Xô đã bắt tay phát triển trực thăng Mi-28NE để đáp trả sự xuất hiện của AH-64 Apache của Mỹ.
Cần lưu ý là việc hoàn tất phát triển Mi-28NE diễn ra vào thời kỳ cải cách ở Nga, khi mà sự tụt hậu của Nga so với phương Tây về công nghệ vô tuyến điện tử, vi điện tử, điện tử nano và máy tính tiếp tục tăng lên.
Ngày nay, không một mẫu vũ khí Nga được chế tạo nào có thể được bảo đảm 100% bằng linh kiện, chi tiết sản xuất nội địa. Cơ sở linh kiện lạc hậu làm gia tăng trọng lượng, kích thước máy móc và làm cho nó thiếu hiệu quả và tin cậy.
|
Mi-28NE Night Hunter
|
Ta hãy xem những tính năng chiến đấu nào của Apache đã buộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ mua sắm chúng.
Thế mạnh xuất khẩu của АН-64D Apache Longbow
Thiết bị avionics của trực thăng Apache và các đầu tự dẫn của các biến thể khác nhau của tên lửa Hellfire được phát triển trong điều kiện trình độ phát triển cao của công nghệ vô tuyến điện tử và các công nghệ khác.
Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Hellfire liên tục được hiện đại hóa và đã trải qua chặng đường từ tên lửa thế hệ 2 (AGM-114A) với đầu tự dẫn laser đế tên lửa thế hệ 3 (AGM-114B) dùng đầu tự dẫn radar.
Khi phát triển hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển cho Apache,
người ta đặt ra nhiệm vụ rút ngắn đáng kể thời gian trực thăng nằm dưới
hỏa lực ngắm bắn của địch khi phải dẫn tên lửa nhờ hệ thống avionics có
mức độ thông minh cao và khả năng phóng loạt các tên lửa tầm xa vào nơi
tập trung xe tăng-thiết giáp đối phương.
|
Mi-28NE Night Hunter
|
Thế mạnh chủ yếu của hệ thống avionics của Apache Longbow là ở chỗ tại thời điểm trực thăng đạt đến độ cao tối ưu để phóng loạt tên lửa thì các mục tiêu cần tiêu diệt đã được xác định về tầm quan trọng và các tên lửa đã nhằm vào chúng.
Hệ thống avionics của trực thăng Mỹ có khả năng xác định những khác biệt giữa các hệ thống tên lửa phòng không và xe bánh lốp, cũng như các mục tiêu cần tiêu diệt khác làm gia tăng đáng kể khả năng sống còn của Apache trên chiến trường.
Hệ thống avionics của Apache Longbow cho phép: tự động phát hiện các mục
tiêu động và cố định ở tầm bắn tối đa; nhận dạng và xác định mức độ
quan trọng của từng mục tiêu theo 5 nhóm (phân loại và lọc ra các mục
tiêu ưu tiên); bám các mục tiêu mà tọa độ của chúng so với trực thăng
được truyền đến tên lửa nếu chúng nằm ngoài vùng bắt mục tiêu của đầu tự
dẫn tên lửa; truyền các tọa độ chính xác của các mục tiêu phát hiện
được cho các trực thăng khác, máy bay cường kích hay sở chỉ huy mặt đất.
|
AH-64D Apache Longbow |
Phần chiến đấu kiểu tanem (tức hai lượng nổ, xếp trước-sau) của tên lửa Hellfire do thiết kế không hoàn thiện của giáp phản ứng nổ trên các xe tăng Nga (chiều dài phần tử giáp phản ứng nổ là 250 mm) mà có xác suất xuyên thủng giáp phản ứng nổ Nga lên tới 0,8-0,9 và khả năng xuyên giáp 1000 mm, bảo đảm xác suất diệt tăng-giáp cao.
Trình độ phát triển cao về điện tử cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 2016 chuyển sang trang bị tên lửa chống tăng vạn năng tiêu chuẩn JАGM thế hệ 4 để lắp lên các phương tiện mang khác nhau của Lục quân, Không quân và Hải quân Mỹ.
Tên lửa mới lắp trên Apache sẽ có tầm bắn 16 km, nên tăng đáng kể hiệu
quả tiêu diệt xe tăng địch (tầm bắn của tên lửa chống tăng có điều khiển
từ máy bay lên đến 28 km). Nhờ tầm bắn xa của JАGM, trực thăng không
cần phải bay vào vùng sát thương của hệ thống tên lửa phòng không tầm
ngắn của địch.
JAGM có các tính năng kỹ-chiến thuật chính sau
đây: khả năng xuyên giáp 1200 mm, phần chiến đấu tandem nổ
lõm/phá-mảnh, hệ dẫn kết hợp quán tính, cơ cấu tự động lái kỹ thuật số
và đầu tự dẫn đa chế độ, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, trọng lượng
phóng 52 kg, chiều dài tên lửa 1,72 m, đường kính thân tên lửa 0,178 m.
|
Mi-28NE Night Hunter
|
Khả năng sống còn hạn chếMi-28NE dùng để tiêu diệt mục
tiêu mặt đất và trên không. Trong các tài liệu tra cứu đã liệt kê các
thành phần hệ thống avionics trên trực thăng này. Nhưng vì lý do nào đó
mà không có sự đánh giá về sự tương xứng của hệ thống avionics với chức
năng nhiệm vụ của một trực thăng tiến công.
Đặc biệt đáng chú ý
về mặt này là phân tích quy trình tiêu diệt xe thiết giáp và các mục
tiêu mặt đất khác bằng tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka, vũ khí
chủ lực của Mi-28NE.
Trong trường hợp này, để điều khiển tên
lửa, người ta sử dụng phương pháp dẫn bán tự động, theo đó nhân viên
điều khiển vũ khí giữ máy ngắm trên mục tiêu cần tiêu diệt, còn hệ dẫn
thì tự động dẫn tên lửa đến mục tiêu đó. Các tọa độ của tên lửa so với
đường ngắm được xác định nhờ hệ thống quang học (lắp trê Mi-28NE) và bộ
vạch đường lắp trên tên lửa. Các lệnh điều khiển từ trực thăng được
truyền đến tên lửa qua kênh vô tuyến điện.
Tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka có các tính năng chính như sau:
trọng lượng tên lửa 42,5 kg, trọng lượng ống phóng với tên lửa 48,5 kg,
đường kính tên lửa 130 mm, tầm bắn 6000 m, tốc độ bay trung bình 400
m/s, phần chiến đấu kiểu tandem (2 lượng nổ xếp trước-sau), có thanh
xuyên, hỗn hợp chất nổ áp nhiệt, trọng lượng phần chiến đấu 7,4 kg, khả
năng xuyên giáp 800 mm, xác suất vượt qua giáp phản ứng nổ lắp liền dài
500 mm là 0,5.
|
AH-64D Apache Longbow
|
Việc sử dụng tên lửa Ataka là cực kỳ nguy hiểm bởi
vì tổng thời gian sục sạo, tìm kiếm bằng mắt một mục tiêu mặt đất và
điều khiển tên lửa là dài hơn thời gian phản ứng của các vũ khí phòng
không hiện đại. Thời gian phản ứng được hiểu là thời gian kể từ khi phát
hiện trực thăng cho đến khi một tên lửa phòng không rời bệ phóng, thời
gian đó đối với một hệ thống pháo-tên lửa phòng không tầm ngắn là 4-10
s.
Mi-28NE chịu nguy hiểm lớn nhất khi bắn tên lửa ở cự ly 4-6
km, vì lúc đó đòi hỏi phải tăng độ cao bay để bảo đảm sự tiếp xúc bằng
mắt chắc chắn với mục tiêu cần tiêu diệt. Với đơn giá một chiếc trực
thăng bằng giá của 3-4 xe tăng thì việc Mi-28NE với hệ thống tên lửa
chống tăng có điều khiển thế hệ 2 trong bối cảnh phát triển của các
phương tiện phòng không nước ngoài có thể giải quyết nhiệm vụ tiêu diệt
mục tiêu với mức chi phí/hiệu quả tốt là đáng ngờ.
Để giải quyết
các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau, người ta trù tính 7 phương án trang
bị vũ khí cho Mi-28NE, là sự kết hợp khác nhau các loại vũ khí lạc hậu:
tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka, tên lửa phòng không có điều
khiển Igla, rocket (tên lửa hàng không không điều khiển) S-8 và S-13,
cũng như đạn 30 mm của pháo 2А42.
Tên lửa Ataka có thể được
trang bị hoặc là phần chiến đấu tandem để tiêu diệt xe thiết giáp, hoặc
là phần chiến đấu có thanh xuyên để tiêu diệt mục tiêu bay, hoặc là phần
chiến đấu chứa hỗn hợp chất nổ áp nhiệt để tiêu diệt mục tiêu mặt đất.
Trên thực tế, tên lửa Ataka là biến thể hiện đại hóa của tên lửa biên
chế cho hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 2 Shturm. Nhưng
ngày nay không thể chấp nhận trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển
thế hệ 2 và hệ thống avionics của ngày hôm qua cho các trực thăng tiến
công. Chỉ có trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 3 và hệ
thống avionics hiện đại mới cho phép nâng cao hiệu quả chiến đấu của
trực thăng.
Pháo 2А42 của Mi-28NE có trọng lượng lớn gấp 2 lần
pháo М230 của trực thăng Apache, còn đạn của M230 lại vượt trội gần 3
lần đạn của Mi-28NE, trong khi đó cả 2A42 và M230 đều có cỡ nòng 30 mm.
Đáng lưu ý là nếu như pháo М230 được thiết kế riêng cho Apache, thì 2А42
lại lấy từ xe chiến đấu bộ binh BMP-2.
Kết quả so sánh vũ khí trang bị và hệ thống avionics của Mi-28NE và АН-64D cho thấy kết quả nghiêng về phía trực thăng Mỹ.
Hệ
thống tên lửa phòng không mang vác Igla được nhận vào trangào năm 1983.
Xác suất diệt máy bay tiêm kích bằng một quả tên lửa phòng không có
điều khiển Igla với đầu tự dẫn hồng ngoại là 0,4-0,6 và khi đó tốc độ
của tiêm kích không được vượt quá 300 m/s. Khi máy bay mục tiêu bắn ra
các mồi bẫy nhiệt thì xác suất tiêu diệt chúng bằng một quả tên lửa
Iglra sẽ chỉ còn là 0,2-0,3.
Rocket S-8 (tầm bắn tối đa 4 km)
với phần chiến đẩu xuyên lõm-tạo mảnh có khả năng xuyên giáp 400 mm, đủ
để tiêu diệt hiệu quả xe không bọc thép hay bọc thép nhẹ. Nhưng Mi-28NE
khi sử dụng vũ khí này có thể bị bắn hạ không chỉ bởi hệ thống tên lửa
phòng không tầm ngắn, mà cả các hệ thống tên lửa phòng không mang vác
như Stinger, Mistral có trong đội hình chiến đấu của đối phương.
Báo chí Nga viết rằng, Mi-28NE có khả năng sống còn trong chiến đấu cao,
buồng lái của nó được bọc giáp toàn bộ. Nhưng trên thực tế có phải thế
không? Tất cả những gì bay được đều không thể được bọc giáp nặng. Làm
sao có thể nói đến chuyện bọc giáp khi mà súng bộ binh có khả năng loại
các trực thăng khỏi vòng chiến.
Ví dụ, đạn xuyên giáp-cháy 12,7
mm (7BZ-1) xuyên được giáp dày 20 mm ở cự ly 1.500 m. Trong khi buồng
lái bọc giáp của tổ lái chỉ làm bằng các tấm hợp kim nhôm dày 10 mm,
trên đó dán thêm các tấm gốm. Kết cấu như vậy chỉ có thể cứu tổ lái
trước đạn 7,62 mm.
Nhược điểm chủ yếu của Mi-28NE là vũ khí lạc
hậu, không thể tiêu diệt mục tiêu mà không bay vào tầm hỏa lực của hệ
thống tên lửa phòng không tầm ngắn của đối phương. Các trực thăng này
trong biên chế của không quân lục quân sẽ khó có thể đóng góp đáng kể
vào khả năng chi viện đường không cho lục quân.
|
AH-64D Apache Longbow
|
Đôi điều suy nghĩ Cuộc họp của ủy ban nhà nước dưới sự
chủ trì của Tư lệnh Không quân Nga Aleksandr Zelin, trong đó đã thông
qua quyết định nhận vào trang bị trực thăng Mi-28NE, diễn ra vào những
ngày cuối năm 2008. Cần lưu ý rằng, việc nghiên cứu chế tạo trực thăng
này đã kéo dài trong 30 năm.
Một năm trước sự kiện nay, trên tạp
chí Tư tưởng quân sự (Voennaya mysl, số 8 năm 2007) có đăng bài báo
“Những đặc điểm nghiên cứu khoa học quân sự nhằm luận cứ các khái niệm
và diện mạo các hệ thống hàng không tương lai” của nhóm tác gỉa Đại tá,
PTS KHKT A.L. Gusev, Trung tá, PTS KHKT А.K. Denisenko, Đại tá, TS KHKT
V.S. Platunov. Trong đó, các tác giả rất chú ý đến giai đoạn đầu phát
triển các hệ thống hàng không, trong đó có trực thăng, chú ý đến công
tác nghiên cứu khoa học quân sự liên quan đến luận cứ các khái niệm,
diện mạo và yêu cầu đối với các hệ thống hàng không tương lai hay cải
tiến.
Sau bài báo này, đã không có chỉ thị về việc thực hiện
theo phương pháp mới viêc hiện đại hóa Mi-28NE nhằm luận cứ về các loại
vũ khí mới và hệ thống avionics thực sự phù hợp với trực thăng tiến công
mới.
Điều khó hiểu là bài báo này vốn là sự đột phá về phương
pháp luận nghiên cứu chế tạo các hệ thống hàng không đã không được áp
dụng cho trực thăng Mi-28N.
Mi-28NE chủ yếu dùng để tiêu diệt xe
tăng Mỹ, nhưng người Mỹ đã tích cực hoàn thiện các xe tăng-thiết giáp
của mình và cho ra đời các biến thể của tăng M1 như М1А1, М1А2, М1А2
SEP. Đến nay, hàng ngàn xe tăng này đã được nâng cấp. Do đó, trực thăng
Mi-28NE hoàn toàn bất lực khi bắn tên lửa Ataka chống tăng М1А2 SEP vốn
được lắp hệ thống phòng vệ tích cực hiệu quả cao. Việc hiện đại hóa xe
tăng Abrams sẽ hoàn tất vào năm 2020.
Có lẽ các nhà thiết kế
Mi-28NE đã không theo dõi quá trình hiện đại hóa tăng giáp nước ngoài
nên không có các giải pháp kỹ thuật tương ứng. Do đó, các nhiệm vụ
kỹ-chiến thuật và các yêu cầu kỹ-chiến thuật đặt ra cho các nhà thiết kế
Mi-28NE vào năm 1978 thì sau 30 năm phải có sự điều chỉnh, nhưng điều
đó đã không xảy ra.
|
Mi-28NE
|
Người Mỹ đã đạt được điều gì sau khi thắng thầu cung cấp trực thăng tiến công cho Lục quân Ấn Độ? Họ đã tăng cường Lục quân Ấn Độ bằng các trực thăng Apache để tác chiến chống xe tăng Trung Quốc. Ở đây thể hiện chính sách kiềm chế Trung Quốc của Mỹ.
Tiếp sau sự kiện này sẽ tổ chức một trung tâm trực thăng Apache, ở đó các giáo viên Mỹ sẽ thực hiện các bài giảng về kỹ thuật và lái trực thăng, sẽ lập các kho chứa đạn dược và các xưởng sửa chữa trực thăng.
Nga đã mất vị trí của mình ở Ấn Độ về trực thăng tiến công trong thời gian dài, điều đó ảnh hưởng tai hại đến thương hiệu của Mi-28NE. Tình thế đòi hỏi phải nghiên cứu, làm rõ và đưa ra những giải pháp để không cho phép xảy ra khủng hoảng trong lĩnh vực chế tạo trực thăng tiến công của Nga.