|
BMP-3 |
Ông Murakhovsky lưu ý rằng, cả xe đều gần như thuộc cùng một thế hệ.
Xe chiến đấu bộ binh Mỹ được nhận vào trang bị vào năm 1981, còn BMP-3 được đưa vào trang bị muộn hơn, vào năm 1987. Cả 2 xe dùng để thực hiện các nhiệm vụ giống nhau là tham gia tác chiến hiệp đồng quân binh chủng cùng với xe tăng ở khu vực tiền duyên.
Mặc dù có các mục tiêu và nhiệm vụ chung, 2 xe này khá khác nhau. Trước hết, đó là sức cơ động.
“Trong quá trình tiến hóa của Bradley, trọng điểm được đặt vào việc tăng cường khả năng bảo vệ nên trọng lượng chiến đấu của xe tăng lên (do sử dụng giáp phản ứng) đến 30 tấn. Trọng lượng đó làm cho M2 không thể tự vượt vật cản nước trong hành tiến, mà đây lại là tiêu chí quan trọng đối với các binh đoàn cơ giới hóa”, vị chuyên gia giải thích.
|
M2 Bradley
|
Ông Murakhovsky cho rằng, các công trình sư Nga đã giúp BMP-3 có được những phẩm chất tưởng chừng không thể cùng tồn tại.
“Biến thể cơ sở nặng 19 tấn. Xe có sức cơ động cao, có khả năng bơi vượt vật cản nước, trong khi lại có kích thước nhỏ và khả năng bảo vệ cao”, ông Murakhovsky nói.
Trong khi đó, khả năng bảo vệ của cả 2 xe gần như như nhau.
“Ở các biến thể cuối, BMP-3 có khả năng bảo vệ chống đạn xuyên giáp cỡ 25-30 mm ở hình chiếu đầu xe, bảo vệ sườn xe chống đạn rocket chống tăng xách tay như RPG-7 (B-41) khi có sử dụng giáp phản ứng”, vị chuyên gia cho biết.
Theo ông, sức mạnh hỏa lực của BMP-3 mạnh hơn nhiều M2.
“Vũ khí của Bradley là pháo tự động 25 mm dùng để chống mục tiêu bọc thép nhẹ, ngoài ra còn có một bệ phóng tên lửa chống tăng ở bên ngoài. Vũ khí của xe chiến đấu bộ binh Nga đáng sợ hơn - đó là cả một tổ hợp gồm 1 pháo 100 mm, 1 pháo 30 mm và 1 súng máy 7,62 mm. Tổ hợp cho phép tiêu diệt nhiều loại mục tiêu hơn, từ xe tăng đến bộ binh trong công sự”, ông Murakhovsky nói.
Ông Murakhovsky khẳng định, khi 2 xe chiến đấu bộ binh này đối đầu với nhau, chiến thắng sẽ thuộc về BMP-3. Đóng vai trò chủ yếu ở đây là hệ thống vũ khí mạnh mẽ hơn.