>> Nga thành lập lực lượng tác chiến đặc biệtDự kiến, sẽ có gần 500 lính đặc nhiệm hợp đồng được huấn luyện tại Trung tâm này.
Theo kế hoạch hiện tại, việc thành lập Trung tâm Đặc nhiệm sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013.
Tại Kubinka-2 sẽ huấn luyện nâng cao theo chương trình đặc biệt cho đội ngũ chỉ huy sơ cấp của các cụm đặc nhiệm của các quân khu và hạm đội. Nga sẽ chi gần 700 triệu rúp cho việc xây dựng nhà ở cho lính hợp đồng.
Trung tâm Đặc nhiệm sẽ trực tiếp trực thuộc Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt thuộc Bộ Quốc phòng Nga.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov đã thông báo việc
thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến đặc biệt vào đầu tháng 3/2013. Theo Tướng Gerasimov, việc thành lập Bộ tư lệnh đã hoàn thành trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các cường quốc thế giới.
Bộ tư lệnh Tác chiến đặc biệt được thành lập để giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt khi có chiến tranh hoặc để ngăn ngừa chiến tranh. Bộ Tư lệnh này trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, với quân số thường trực.
Ngoài các đơn vị đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh sẽ gồm cả các đơn vị đặc
nhiệm của Cơ quan An ninh liên bang FSB, Bộ Nội vụ, Cơ quan Cảnh vệ liên
bang FSO, Cơ quan Thi hành án liên bang FSIN và Cơ quan liên bang kiểm
soát ma túy FSKN. Việc tham gia Lực lượng Tác chiến đặc biệt Nga sẽ đòi hỏi phải điều
chỉnh chương trình huấn luyệ chiến đấu cho các đơn vị đặc nhiệm để chuẩn
hóa các khả năng và nâng cao khả năng hiệp đồng của các đơn vị này.
Nguồn tin tại một quân khu của Nga cho biết, đây là một bộ chỉ huy tham mưu mà khi cần sẽ được giao quyền chỉ huy tác chiến tất cả các đơn vị đặc nhiệm của tất cả các cơ quan sức mạnh và quân đội.
Nga dự định sử dụng đơn vị đặc nhiệm Senezh của Bộ Quốc phòng, Bộ đội Đổ bộ đường không, các lữ đoàn đặc nhiệm của Tổng cục Tình báo GRU và đơn vị đặc nhiệm Grom để tiến hành các chiến dịch đặc biệt ở hải ngoại. Các phương án hành động có thể là bảo vệ công dân Nga ở nước ngoài, di tản các sứ quán, các yếu nhân, cũng như “các sứ mệnh đặc biệt” được hiểu là các tiểu chiến dịch điểm nhằm tiêu diệt các đầu sỏ phiến quân, các mục tiêu hạ tầng hay vũ khí trọng yếu, lãnh đạo nước ngoài.
Trong nội địa Nga, các chiến dịch đó sẽ do bộ đội nội vụ và các đơn vị đặc nhiệm của FSIN, FSB và các lực lượng khác đảm nhiệm. Ở trong nước, lực lượng tác chiến đặc biệt sẽ đối phó với các lực lượng biệt kích, phá hoại, phong tỏa lực lượng đổ bộ, bảo vệ các mục tiêu hạ tầng chiến lược như nhà máy điện, sở chỉ huy, cơ quan chính phủ, đầu mối thông tin.