Vietnamdefence.com

 

PAK FA T-50 mạ vàng để tàng hình

VietnamDefence - Hãng ONPP Tekhnologya ở Obninsk (Nga) tham gia phát triển tiêm kích thế hệ 5 T-50 PAK FA đã sử dụng bụi vàng để bảo vệ vòm kính buồng lái máy bay chống sóng vô tuyến và bức xạ mặt trời.

Nhờ lớp mạ vàng, buồng lái không phản xạ tín hiệu radar phòng không đối phương, còn thiết bị điện tử trên khoang của PAK FA trở nên tàng hình đối với các phương tiện trinh sát vô tuyến điện tử.

Theo Công trình sư trưởng ONPP Tekhnologya Vladimir Vikulin, kính buồng lái được phun bụi vàng thành nhiều lớp. Để che chắn vòm kính buồng lái, ngoài vàng, còn sử dụng Indi và thiếc. Độ dày của một lớp không quá 20 nm, còn độ dày của toàn bộ các lớp mạ là 90 nm. Công nghệ này cho phép giảm 250 lần độ bộc lộ vô tuyến của thiết bị điện tử trên khoang.

Ngoài bảo vệ trước sóng vô tuyến, lớp mạ nhiều lớp còn bảo vệ các chi tiết bằng polymer của buồng lái máy bay chống tác động của bức xạ hồng ngoại và cực tím. Các loại bức xạ này lên chất dẻo làm tăng độ giòn của chúng và có thể gây ra những tình huống sự cố. Năm 2010, do ăn mòn  của các dây bảo hiểm polymer, một phi công Ấn Độ đã thiệt mạng khi phóng ghế thoát hiểm.

Việc phun lớp phủ lên vòm kính được tiến hành trong môi trường chân không nhờ một thiết bị magnetrron đặc biệt.

Tác giả công trình nghiên cứu Oleg Prosovsky đã nhận được giải thưởng chính phủ nhờ ý tưởng này.

Dự kiến PAK FA sẽ nhận vòm kính mới sau khi thử nghiệm. Giá của lớp phủ chưa được tiết lộ, song ông Vikulin cho biết, lớp phủ chỉ dùng đến có 2-3 g vàng. Công nghệ phun mạ này cũng được sử dụng ở tiêm kích tàng hình Mỹ F-22 Raptor.

Ban đầu, có tin nói rằng, người ta dự định làm vòm kính PAK FA kiểu không khung để giảm độ bộc lộ vô tuyến. Hiện nay, vòm kính buồng lái gồm một phần cố định và một phần mở. Không rõ, các công trình sư có chuyển sang lắp vòm kính không khung hay không.

Là tiêm kích thế hệ 5, Т-50 phải đáp ứng các yêu cầu tàng hình. Muốn vậy, ngoài lớp phủ vòm kính, thì cánh và thân máy bay cũng được che chắn bằng các panel composite. Các động cơ của PAK FA đã được công trình sư cũng làm cho tàng hình.
Đến nay, 3 mẫu chế thử Т-50 đã thực hiện hơn 120 chuyến bay thử. Theo Chủ tịch Tập đoàn Chế tạo máy bay thống nhất OAK, Mikhail Pogosyan, trong năm 2012, mẫu chế thử thứ 4 sẽ tham gia bay thử. Lô thử nghiệm T-50 dự định được chuyển giao vào năm 2013.

10 chiếc đấu tiên công ty Sukhoi sẽ bàn gia cho Trung tâm Huấn luyện sử dụng chiến đấu và đào tạo lại phi công Lipetsk. Ngoài lô thử nghiệm, Bộ Quốc phòng Nga dự định mua 60 chiếc T-50. Nhu cầu của Không quân Nga đối với Т-50 ước 150 chiếc.
  • Nguồn: Lenta, 23.3.2012.

Print Print E-mail Print