VietnamDefence -
Công ty chế tạo máy bay Ấn Độ HAL , Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga OAK và liên doanh Nga-Ấn MTAL đã ký hợp đồng sản xuất 205 máy bay vận tải quân sự đa năng MTA (Multi-Role Transport Aircraft).
|
MTA (Hindustan Aeronautics) |
Ngày 28/5, ở Bangalore, các công ty OAK-Máy bay vận tải, HAL và MTAL đã
ký tổng hợp đồng thiết kế MTA. Trực tiếp ký thay mặt các công ty trên
là Giám đốc chương trình MTA Aleksei Boikov, Giám đốc thiết kế của HAL
Shri T Suvarna Raju và Tổng giám đốc MTAL N.C. Agarwal.
Hợp đồng được ký với nội dung thiết kế và phát triển máy bay vận tải mới.
MTA sẽ được cung cấp cho không quân Nga, Ấn Độ và xuất khẩu.
Việc sản xuất máy bay sẽ do liên doanh Nga-Ấn Multirole Transport Aircraft Limited (MTAL) đảm nhiệm. Dự kiến, Không quân Nga sẽ nhận vào trang bị 100 MTA, nhu cầu của Không quân Ấn Độ đối với máy bay này là 45 chiếc, còn 60 chiếc sẽ xuất khẩu. Các khách hàng tiềm năng chưa được nêu tên.
Theo nguồn khác, Không quân Ấn Độ tỏ ý muốn mua ở giai đoạn đầu 40-45 chiếc để vận tải
binh lính, vũ khí trang bị và hàng hóa, với phương án có thể mua thêm
đến 100 chiếc. Tổng cầu của thị trường thế giới đối với МТА ước khoảng 390 chiếc.
Hiệp định liên chính phủ chính thức về việc hợp tác thực hiện chương
trình МТА được Nga và Ấn Độ ký ngày 12/11/2007 trong chuyến thăm Moskva
của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Trị giá dự án ước 600,7 triệu USD.
Đầu tư của mỗi bên là 300,35 triệu USD. Số tiền này bao gồm chi phí cho
đến khi bắt đầu sản xuất loạt máy bay.
Các biến thể MTA dành cho Nga và Ấn Độ sẽ được chuẩn hóa tối đa. Khung thân sẽ được lắp ráp với tỷ lệ 50/50. Việc phát triển các phân hệ riêng biệt sẽ được tiến hành căn cứ khả năng xuất khẩu máy bay sang thị trường các nước thứ ba.
Việc sản xuất
MTA dự kiến sẽ triển khai cả ở Nga và Ấn Độ. MTA sẽ thay thế một phần
các máy bay vận tải lạc hậu An-32 trong Không quân Ấn Độ. Dự kiến, MTA sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2017 và được sản
xuất loạt từ năm 2019.
Theo thông tin sơ bộ, MTA sẽ có thể cất/hạ cánh
đường băng ngắn và chở được 20 tấn hàng. Máy bay sẽ được lắp buồng lái
số hóa, hệ thống điều khiển động cơ điện tử số và hệ thống điều khiển
bằng điện từ xa. MTA có thể bay với tốc độ đến 800 km/h và tầm bay đến
2.500 km.
MTA có thể hoạt động bất kể ngày đêm, ở mọi khu vực trên thế giới, trong
các điều kiện khí hậu và thời tiết khác nhau, cất/hạ cánh trên đường
băng sơ sài, kể cả các căn cứ không quân ở vùng núi cao Himalaya.
Ưu điểm cơ bản của MTA so với các đối thủ là giá cả tương đối thấp. MTA
có thể thay thế không chỉ An-12, An-26 và An-32 mà cả С-130 Hercules.
Ngày 9/9/20120, Nga và Ấn Độ đã ký ở New Delhi hiệp
định thành lập liên doanh thiết kế và phát triển máy bay vận tải hạng
trung thế hệ mới MTA. Cổ đông của công ty mới là HAL (50%), OAK (25%) và
Rosoboronoexport (25%). Trụ sở công ty đặt tại Bangalore.
Liên doanh MTAL đã đăng ký thành lập ở Ấn Độ vào giữa tháng 12/2010 (dự kiến thành lập chi nhánh ở Nga).
Nguồn: Lenta, Armstrade, 30.5.2012.