Vietnamdefence.com

 

Mỹ bắt đầu thử các tên lửa chống hạm mới AGM-84N và LRASM

VietnamDefence - Hải quân Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm bay 2 loại tên lửa không đối hạm mới là AGM-84N Harpoon Block II+ của Boeing và LRASM (Long Range Anti-Ship Missile) của Lockheed Martin, các bài báo First free-flight test for Harpoon Block II+ và LRASM begins Super Hornet flight testing của Richard Scott đăng trên Jane's Missiles & Rockets cho hay.

Máy bay F/A-18E Super Hornet của không quân Hải quân Mỹ mang tên lửa chống hạm AGM-84N Harpoon Block II+ trước khi phóng thử ngày 18/11/2015 (NAVAIR - Jane's)
Lần phóng tự do (không tiêu diệt mục tiêu, nhưng sử dụng đầy đủ hệ dẫn) đầu tiên của AGM-84N Harpoon Block II+ được Hải quân Mỹ tiến hành từ máy bay F/A-18E Super Hornet của Boeing ở trường thử Point Mugu gần bờ biển California trên bờ biển Thái Bình Dương ngày 18/11/2015.

Việc phóng thử đã cho phép trình diễn tất cả các khả năng của hệ dẫn, kể cả việc tên lửa nhận dữ liệu từ máy bay mang sau khi phóng và hoạt động của hệ dẫn. Trước đó, trong khuôn khổ chương trình phát triển Harpoon Block II+, đã thực hiện 152 lần thử nghiệm trên giá thử, 15 lần phong từ bệ phóng mặt đất và 16 lần phóng từ máy bay, nhưng không sử dụng đầy đủ hệ dẫn.

Máy bay F/A-18E Super Hornet của không quân Hải quân Mỹ mang 2 mô hình tên lửa chống hạm LRASM ngày 3/11/2015 (NAVAIR - Jane's)
Tên lửa chống hạm AGM-84N Harpoon Block II+ được Boeing chế tạo theo hợp đồng với Hải quân Mỹ với tư cách bộ nâng cấp cho các tên lửa hiện có trong biên chế AGM-84D Harpoon Block 1С để tăng cường nhanh năng lực chống hạm của F/A-18E/F, việc nhận tên lửa vào trang bị trù tính từ cuối tài khóa 2017. Harpoon Block II+ khác biệt ở chỗ lắp hệ dẫn mới, bao gồm chế độ hiệu chỉnh theo GPS, thiết bị trao đổi dữ liệu hai chiều Strike Common Weapon Data Link (SCWDL) với máy bay mang hoặc với các máy bay mang và các thiết bị đầu cuối trên tàu (nên cho phép chuyển ngắm tên lửa trong khi bay, dẫn tên lửa đến mục tiêu với thời gian hoạt động của đầu tự dẫn ngắn hơn...) và đầu tự dẫn radar chủ động cải tiến với khả năng lọc mục tiêu tốt hơn và khả năng chống nhiễu cao hơn.

Trước đó, ngày 3/11/2015, tại căn cứ không quân Patuxent River 9bang Maryland, bờ biển Đại tây Dương) của không quân Hải quân Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm bay các mô hình tên lửa LRASM. Hiện thời, mô hình được thử nghiệm ở trạng thái treo trên F/A-18F Super Hornet của phi đội thử nghiệm VX-23 của không quân Hải quân Mỹ.

LRASM do Lockheed Martin cùng với DARPA, Hải quân và Không quân Mỹ phát triển trong chương trình OASuW (Offensive Anti-surface Warfare) Increment 1 và là biến thể chống hạm của tên lửa hành trình chiến dịch-chiến thuật chính xác cao phóng từ máy bay AGM-158B JASSM-ER của Lockheed Martin.

Trong ngân sách quốc phòng Mỹ tài khóa 2015 có chi thêm để đẩy nhanh chế tạo LRASM. Hiện nay, dự đoán LRASM sẽ đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu ban đầu trong Không quân Mỹ vào tài khóa 2018 (trang bị cho máy bay ném bom В-1В), trong Hải quân Mỹ vào tài khóa 2019 (trang bị cho F/A-18E/F).




Nguồn: bmpd, 29.11.2015

Print Print E-mail Print