Vietnamdefence.com

 

Đổ vỡ dự án FGFA?

VietnamDefence - Moskva đòi New Delhi thêm 7 tỷ USD, dự án FGFA có nguy cơ đổ vỡ.






>> Tiêm kích thế hệ 5 FGFA

Moskva đòi thêm 7 tỷ USD để Ấn Độ được tham gia phát triển và sản xuất tiêm kích thế hệ 5 FGFA (Fifth Generation Fighter Aircraft) trên cơ sở Т-50 (PAK FA). Phía Nga nêu lý do là vì họ sẽ bàn giao cho Ấn Độ công nghệ một số hệ thống công nghệ cao then chốt của máy bay, Defense News loan tin.

- Ấn Độ không thể trả số tiền đó và dường như, chúng tôi đã mất chương trình này, một quan chức cao cấp của Không quân Ấn Độ (IAF) phát biểu.

Một tờ báo Ấn Độ khác là India Today đưa tin rằng, tổng trị giá dự án ước 24 tỷ USD tính toán khi dự án được khởi động. Nguồn tin cho biết, Ấn Độ đã thành lập ủy ban để xem xét tính hợp lý để Ấn Độ tham gia dự án và ủy ban này đã đệ trình các báo cáo cuiar mình cho Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley về vấn đề này.

Còn tờ Mail Today viết rằng, vấn đề giá cả và chuyển giao công nghệ làm trì hoàn việc ký kết hợp đồng quy mô lớn không phải lần đầu – chương trình chế tạo máy bay vận tải hạng trung МТА đã bị hủy bỏ hoàn toàn do những yêu cầu bất ngừ và quá mức của Nga về giá cả các hợp đồng. Hiện nay, vấn đề này cũng cản trở việc thực hiện hợp đồng cung cấp trực thăng hạng nhẹ Ka-226T bởi vì giá lô đầu gồm 60 trực thăng sản xuất dành cho Ấn Độ sẽ đắt hơn 2,5 lần so với các trực thăng dành cho các nhà sử dụng Nga.

Ấn Độ và Nga đã ký hiệp định hợp tác phát triển và sản xuất tiêm kích thế hệ 5 vào năm 2007. Từ đó, xung quanh dự án có nhiều dư luận đồn đại vì việc đàm phán bị kéo dài do cần thống nhất các chi tiết kỹ thuật. Chương trình được phát triển theo yêu cầu của phía Ấn Độ trù tính phát triển biến thể máy bay hai chỗ ngồi (Т-50 của Nga là loại một chỗ ngồi), radar quan sát 360 độ, lắp động cơ tiên tiến có lực đẩy mạnh hơn, áp dụng công nghệ tàng hình... Từ phía Nga, cơ quan phát triển máy bay là Viện thiết kế (OKB) Sukhoi, còn từ phía Ấn Độ là Công ty Hindustan Aeronautics. Hai nước sẽ đầu tư vào dự án mỗi bên 4 tỷ USD. Theo yêu cầu của phía Ấn Độ, dự án trù tính chế tạo biến thể hai chỗ ngồi và lắp động cơ mạnh hơn. Ban đầu, dự định sản xuất tại Ấn Độ 127 tiêm kích mới có tổng trị giá 25 tỷ USD.

Tuy nhiên, năm 2014, IAF đã đưa ra những ý kiến chỉ trích về tiến độ dự án FGFA. Họ không hài lòng với các tính năng kỹ thuật, các thông số tàng hình, các hệ thống treo vũ khí của máy bay, thời hạn thực hiện dự án. Năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ lúc đó Manohar Parrikar đã thông báo rằng, giai đoạn sơ bộ của chương trình đã hoàn tất vào tháng 6/2013, giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ bắt đầu sau khi ký hợp đồng về công tác thiết kế-thử nghiệm. Theo dự thảo hợp đồng này, việc chuyển giao các tiêm kích FGFA cho IAF sẽ bắt đầu 94 tháng sau khi ký hợp đồng. Lúc đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng nói rõ là Ấn Độ đã đầu tư gần 15 tỷ rupi (gần 250 triệu USD) cho việc thiết kế sơ bộ máy bay.

Tháng 3/2017, tờ Times of India dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Ấn Độ đưa tin rằng, Ấn Độ sẵn sàng phát triển chung dự án tiêm kích thế hệ 5 FGFA với Nga chỉ với điều kiện có chuyển giao công nghệ thực sự. Như vậy, New Delhi muốn tránh các sai lầm đã mắc phải khi ký hợp đồng mua sắm Su-30MKI. “Mặc dù đa số trong 272 chiếc Su sản xuất trong khuôn khổ hợp đồng đã ký đã được lắp ráp bởi Công ty Hindustan Aeronautics (HAL), nhưng việc lắp ráp được thực hiện từ linh kiện nhập khẩu. HAL vẫn không thể tự sản xuất máy bay Suв”, tờ báo này viết.

Tuy nhiên, tháng 5/2017, hãng Tass dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Ấn Độ đưa tin rằng, Ấn Độ và Nga sẽ ký hợp đồng phát triển thiết kế chi tiết FGFA vào nửa cuối năm 2017, gần như tất cả các công việc chuẩn bị để ký hợp đồng thiết kế máy bay, cũng như về các vấn đề quan trọng khác đã hoàn tất.

Một mặt, việc tung ra những thông tin đó có thể do những người phản đối dự án thực hiện, ngoài ra, Ấn Độ cũng đã nổi tiếng về “tính nhất quán” của mình trong lĩnh vực mua sắm vũ khí trang bị, cả đối với Nga lẫn các nước khác. Việc Delhi liên tục hủy bỏ các hợp đồng, “khởi động” những hợp đồng mới, cắt giảm lượng mua sắm chẳng còn làm gia ngạc nhiên nữa. Một mặt, việc kỳ kết hợp đồng đã bị trì hoãn quá lâu và có cảm tưởng rằng, mọi vấn đề khó khăn như thế là không thể giải quyết.

Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) Aleksandr Khramchikhin cho rằng, khả năng phá vỡ việc ký kết hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy ra.

- Đã luôn có cảm tưởng rằng, chương trình tiêm kích thế hệ 5 Nga-Ấn hoàn toàn có khả năng thực hiện, nhưng hiện nay, có những nghi ngờ ở đây. Tôi muốn nói là hai bên mặc cả quá nhiều. Về nguyên tắc, mọi vấn đề và chỉ trích mà Ấn Độ đưa ra hoàn toàn có thể giải quyết nếu muốn. Vấn đề ở đây rõ ràng không phải ở khía cạnh kỹ thuật. Ngoài ra, người Ấn Độ có tham vọng khá lớn, vì vậy họ không thể không quan tâm đến máy bay thế hệ 5, hơn nữa kẻ thù chính của họ là Trung Quốc. Về thực chất, ngoài Nga, họ không thể lấy đâu ra các công nghệ tiên tiến. Rõ ràng là người Mỹ áp đặt các máy bay F-35 sẵn có cho họ và có thể điều đó đang ảnh hưởng đến một bộ phận giới lãnh đạo Ấn Độ. Cộng với chuyện chúng ta việc gì phải tiếp tục éo buộc Ấn Độ liên minh với Trung Quốc, trong khi Ấn Độ cần liên minh chống Trung Quốc. Điều đó trên thực tế gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến quan hệ Nga-Ấn.

Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới (TsAMTO, Nga) Vladimir Shvarev lại có ý kiến khác.

- Điều dễ hiểu là các chi tiết đàm phán được bảo mật và không ai chính thức nói ra những vấn đề khó khăn, nhưng tôi tin tưởng hơn các nguồn tin Nga cho hay rằng, tất cả các vấn đề đã được giải quyết, hợp đồng sắp tới sẽ được ký kết. Việc báo chí Ấn Độ liên tục đăng những tin bài chỉ trích lập trường của Moskva trong dự án FGFA, theo tôi, có liên quan hoặc là đến việc mặc cả đòi hỏi những điều kiện ưu đãi hoặc là liên quan đến việc vận động lợi ích cho các tập đoàn quốc phòng Pháp và Mỹ cho các máy bay tương ứng là Rafale và F-35.

Thậm chí là nếu có những khó khăn nào đó thì đó là những yếu tố hiển nhiên trong quá trình làm việc, nên việc thổi phồng chúng chẳng có gì hay ho cho báo chí Ấn Độ. Khi các chương trình lớn đang ở giai đoạn ký hợp đồng thì thông tin tiêu cực có thể ảnh hưởng đến quyết định của các bên, nhất là khi thông tin đó do các tờ báo uy tín như thế đưa ra. Các nhà báo đơn giản là không thể chờ đợi cho đến khi có hợp đồng chín thức và giá cả cụ thể, mà có thể là những người phản đối dự án cố tình “bơm” thông tin tiêu cực qua họ.

Chuyên viên khoa học của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, Tổng biên tập tạp chí “Xuất khẩu vũ khí” (Nga) Andrei Frolov cho rằng, thông tin về việc đổ vỡ chương trình có thể cố tình được tung ra.

- Những người phản đối thực hiện dự án FGFA hoàn toàn có thể tìm cách “làm tròng trành con thuyền” để chuyển hướng sang các chương trình khác. Mặc dù, thực ra người Ấn Độ không có phương án khác để chế tạo máy bay thế hệ 5. Khó có khả năng Mỹ sẽ sản xuất F-35 cùng với Ấn Độ, hơn nữa là toàn bộ chuỗi các nhà sản xuất đã được tạo lập, và ngay cả khi mua các máy bay này, họ vẫn chỉ nhận được chúng sau năm 2020. Ngay cả cứ cho là giá chuyển giao công nghệ FGFA quả thực là 7 tỷ USD thì đây cũng chẳng phải là khoản tiền quá lớn.

SP: Việc Nga chia xẻ công nghệ có ý nghĩa gì?

- Bán công nghệ cũng là một thứ kinh doạnh, hơn nữa là bằng cách đó Ấn Độ sẽ “dính chặt” với chúng ta ít ra là qua dự án này. Nhận được 7 tỷ USD cho công nghệ còn hơn là không có gì do lập trường cứng nhắc của mình.
SP: Một vài chuyên gia cho rằng, Ấn Độ không thể tự làm chủ công nghệ Su-30, vì vậy tiếp cận công nghệ thế hệ 5 đối với họ là thừa…

- Tôi sẽ không nói gay gắt như thế. Ấn Độ đang làm máy bay ở trình độ thế hệ 4, Nga chỉ cung cấp các nguyên liệu riêng lẻ. Dù cho họ đã không thực hiện được nhanh việc nội địa hóa sản xuất, nhưng bây giờ ở mức độ đáng kể, đó đã là máy bay của họ.

SP: Với hợp đồng trực thăng Ka-226T quả thực có khó khăn ư?

- Hiện chưa có hợp đồng, mới chỉ ký hiệp định liên chính phủ, nhưng tôi nghĩ rằng, ở đây khó lòng xuất hiện những khó khăn. Liêm quan đến giá cả, thì về nguyên tắc, giá quả thực đã có thể đắt lên. Ở đây quan trọng là phải hiểu các nguyên nhân tăng giá. Không loại trừ việc Ấn Độ đơn giản là muốn thay thế các bộ thiết bị, dẫn tới tăng giá. Mặc dù giá dầu cũng có thể có ảnh hưởng.

Nguồn: SP, 26.5.2017.

Print Print E-mail Print