VietnamDefence -
Hệ thống phòng thủ tên lửa đang được xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được tích hợp với hệ thống của NATO. Об этом, как передает, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz tiết lộ.
|
HQ-9 (Jian Kang / Wikipedia.org) |
Lá chắn tên lửa này đang được nghiên cứu phát triển với sự hỗ trợ của Trung Quốc, nước đã thắng cuộc đấu thầu năm 2013 T-LORAMIDS (Turkish Long Range Air And Missile Defence System) cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và xa cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Trả lời Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, hồ sơ thầu của Trung Quốc là tốt nhất. Các nguồn tin khác cho biết, ưu thế then chốt của HQ-9 là giá rẻ nhất với các tính năng có thể chấp nhận được. Dưới áp lực của các đối tác trong NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã gia hạn cuộc đấu thầu, nhưng quyết định lựa chọn HQ-9 của Trung Quốc cuối cùng vẫn không thay đổi.
Căn cứ kết quả đấu thầu, Thổ sẽ mua không dưới 12 hệ thống (tiểu đoàn) tên lửa phòng không HQ-9 do Học viện số 2 của Tổng công ty quốc doanh khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc CASIC phát triển và sản xuất. HQ-9 tương tự với họ S-300P của Liên Xô/Nga. Nhiều nguồn tin cho rằng, HQ-9 có thể là kết quả của sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Nga.
Các ứng viên khác ở giai đoạn cuối của cuộc đấu thầu T-LORAMIDS là Patriot (kết hợp РАС-2 GMT và РАС-3) của Raytheon và Lockheed Martin, SAMP/T (với tên lửa Aster 30 Block 1) của Eurosam (châu Âu) và S-300VM Antei-2500 của Nga. Trước đó, Rosoboronoexport đã rút S-400 không cho tham gia đấu thầu ở Thổ Nhĩ Kỳ như ý định ban đầu.
Các nước NATO nhiều lần cảnh cáo Thổ chớ mua tên lửa Nga hay Trung Quốc với cớ sẽ có những khó khăn trong việc tích hợp các hệ thống không phải của phương Tây vào hệ thống phòng không hợp nhất của NATO.
Có nguồn tin cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng mua các hệ thống tên lửa phòng không sau ngày 24/4/2015.
Nguồn: Reuters, Lenta, VZ, 19.2.2015.