Nhóm công tác được lập ra sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Argentina, bà Cristina Fernández de Kirchner vào ngày 2-5.2.2015.
Nhóm công tác sẽ xem xét các khả năng của các tiêm kích Trung Quốc FC-1/JF-17 và J-10 đều của Tổng công ty chế tạo máy bay Thành Đô (CAC). Họ sẽ phân tích khả năng của Không quân trang bị và bảo dưỡng các tiêm kích Trung Quốc.
Trong mấy năm nay, Argentine đang cố tìm kiếm loại máy bay thay thế cho các tiêm kích lạc hậu Mirage IIIEA của Dassault/Pháp, Dagger của IAI/Israel và A-4 Skyhawk của McDonnell Douglas/Mỹ, mà phần nhiều trong số đó đã không còn khả năng bay.
Trước đó, báo chí đã đưa tin về khả năng chuyển giao cho Argentine các tiêm kích-bom Su-24 của Nga, các tiêm kích Mirage F1 của Tây Ban Nha, Kfir của Israel và Gripen E/F của Thụy Điển, nhưng tất cả đều bị bác bỏ do không khả thi về chính trị và tài chính.
Phương án có khả năng nhất là mua tiêm kích J-10 của Trung Quốc vốn đã được nhận vào trang bị không quân Trung Quốc vào năm 2006.
Tiêm kích một chỗ ngồi J-10 được lắp 1 động cơ, có tốc độ tối đa 1,8М, trần bay 55.000 ft, chịu được quá tải +9/-3g, bán kính hoạt động 300 hải lý (555 km), tải trọng chiến đấu 6.600 kg treo trên 11 điểm treo. Vũ khí gồm các tên lửa không đối không PL-8 (Python 3) và các loại hiện đại hơn là PL-11 và PL-12 của Trung Quốc, R-73 và R-77 của Nga, các tên lửa không đối đất С-801/С-802, không đối hạm YJ-8K, chống radar YJ-9, máy bay có thể mang đến 6 quả bom có điều khiển cỡ 1.000 bảng dẫn bằng laser hay bom không điều khiển.
Theo các chuyên gia, không quân Trung Quốc dự định đưa vào trang bị đến 300 chiếc J-10 các loại. Nếu nhận J-10 vào trang bị, tiềm lực chiến đấu của Không quân Argentine sẽ gia tăng đáng kể.