Vietnamdefence.com

 

Anh, Pháp phát triển tên lửa chống hạm ANL/FASGW-H

VietnamDefence - Anh cần thay thế các tên lửa chống hạm đã cũ Sea Skua trang bị trực thăng hải quân Lynx và các trực thăng mới, Pháp thì cần có tên lửa nhẹ hơn AM39 Exocet nặng 655 kg.

ANL trên trực thăng NH90

Tên lửa mới có trọng lượng trong khoảng 110 kg, chương trình có tên Pháp là ANL (Anti-Navire Leger) và tên Anh là FASGW-H (Future Anti-Surface Guided Weapon - Heavy). Anh cũng dự định trang bị tên lửa mới cho các trực thăng AW159 Wildcat, còn Pháp không cần thay thế tên lửa Exocet gấp như vậy vì có thể mang các tên lửa này có các trực thăng Super Puma, các trực thăng hạng trung mới NH90-NFH và thậm chí là các trực thăng hạng nhẹ AS565 Panther. Chỉ bây giờ Pháp mới quyết định tham gia phát triển tên lửa chống hạm hạng nhẹ.

Tên lửa mới với đầu đạn nặng 30 kg dùng để tiêu diệt các xuồng cao tốc và tàu nhỏ có lượng giãn nước từ 50-500 tấn, được trang bị hệ dẫn quán tính và đầu tự dẫn hồng ngoại, hoạt động theo nguyên lý bắn-quên (các tên lửa chống hạm hiện có đòi hỏi phải có dẫn đường từ phương tiện mang).

Tên lửa chống hạm được lắp một máy đo cao vô tuyến để cho phép tên lửa bay ở độ cao nhỏ (trên mặt sóng), gây khó khăn cho radar phát hiện của đối phương, hệ thống liên lạc hai chiều cho phép chuyển mục tiêu tấn công trong khi bay.

Có tin tên lửa mới không đòi hỏi phải có chiếu xạ mục tiêu của radar trên trực thăng, nên tạo ra yếu tố bất ngờ cho tấn công, trong khi tên lửa Exocet phải liên tục chiếu xạ mục tiêu bằng đầu tự dẫn radar chủ động của mình, nên tạo điều kiện cho các hệ thống tác chiến điện tử trên hạm tàu đối phương áp dụng các biện pháp đối phó điện tử chống tên lửa.

Hiện chưa có thông tin về tầm bắn của tên lửa mới, nhưng dự đoán tầm bắn của ANL sẽ nhỏ hơn so với Exocet (70 km hay 38 hải lý) và lớn hơn so với Sea Skua (25 km hay 13,5 hải lý). Sea Skua có tầm bắn tối thiểu để trực thăng có thể tác chiến ở bên ngoài tầm hoạt động phòng không trên các xuồng cao tốc, corvette và frigate.

Anh dự định thay thế Sea Skua vào năm 2012-2014, nhưng điều đó là không thể. Pháp thì có thể đợi đến năm 2020 khi tới lúc trang bị cho trực thăng NH90-NFH. Tên lửa mới có thể nhận vào trang bị vào năm 2018.

Các đối thủ cạnh tranh của ANL là Marte Mk2/S của MBDA (công ty này cũng được chọn là nhà phát triển tên lửa ANL/FASGW-H) và Penguin của công ty Kongsberg (Nauy). Tên lửa chống hạm TL-6 cũng thuộc vào loại tên lửa này, nhưng có lẽ sẽ không thể là đối thủ của ANL vì người ta không muốn tích hợp các tên lửa Trung Quốc với các trực thăng do châu Âu sản xuất.

Nguồn: defenseindustrydaily, 31.1, MP, 1.2.2014

Print Print E-mail Print