Vietnamdefence.com

 

Máy bay Su và MiG cho Trung Quốc

VietnamDefence - Ngày 16.11.2010, triển lãm hàng không-vũ trụ quốc tế lần thứ 8 Airshow China 2010, triển lãm lớn nhất châu Á và một trong những triển lãm lớn nhất thế giới khai mạc tại thành phố Chu Hải, Trung Quốc.

Trực thăng tiến công Ka-52 Alligator

Mặc dù có sự suy giảm nhỏ về tỷ trọng của Trung Quốc trong kết cấu xuất khẩu vũ khí Nga, Bắc Kinh vẫn là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga. Nhiều hợp đồng bán vũ khí trang bị không quân và phòng không tiếp tục được thực hiện.

“Quân đội Trung Quốc đang sử dụng tốt vũ khí trang bị Nga, nền tảng được xây dựng vững chắc vì chúng ta cần tìm những con đường có tính đến lợi ích của cả hai phía”, - trưởng đoàn Rosoboronoexport Sergei Kornev nói.

Nga đã đem tới Chu Hải các loại máy bay tối tân nhất. Đại diện cho các máy bay Su là các tiêm kích Su-30МК và Su-30МК2, những loại máy bay thuộc loại bán chạy nhất với các biến thể đang được sử dụng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Venezuela.

Tại Chu Hải, các chuyên gia quân sự Trung Quốc có thể tìm hiểu tính năng kỹ thuật và khả năng chiến đấu của tiêm kích đa năng, siêu cơ động Su-35. Công ty Sukhoi trưng bày tại đây trong khu vực gian hàng của tập đoàn Rostekhnolgyi và tập doàn chế tạo máy bay thống nhất OAK 2 dự án ưu tiên của mình là Su-35 và máy bay chở khách tầm trung Sukhoi Superjet 100.

Tại đây, sẽ trưng bày model radar điều khiển Irbis-E lắp trên Su-35, cho phép phát hiện mục tiêu ở chế độ không-đối-không ở cự ly hơn 400 km, còn ở chế độ không-đối-đất phát hiện được mục tiêu có kích thước đến 10 m. Các tính năng này ở Su-35 cao hơn hẳn so với các máy bay hiện có. Hệ thống radar điều khiển anten mạng pha có tầm phát hiện mục tiêu bay xa, có thể bám và bắn đồng thời được nhiều mục tiêu hơn, do Viện NIIP mang tên V.V. Tikhomirov phát triển cho Su-35.

Ngày 10-13.11.2010, Sukhoi tại triển lãm công nghệ quốc phòng quốc tế Indo Defence 2010 ở Jakarta (Indonesia) cũng đã giới thiệu các máy bay tiêm kích Su-35 và Su-30МК2, cũng như Sukhoi Superjet 100. Các tiêm kích Su hiện có trong trang bị Không quân Indonesia. Hãng hàng không Indonesia Kartika Airlines mùa hè năm ngoái đã ký hợp đồng mua 30 Superjet 100.

Nước ngoài cũng quan tâm không kém tới các tiêm kích MiG như MiG-29SMT, MiG-35 và biến thể 2 chỗ ngồi của nó. Đặc điểm khác biệt của MiG-35 là sự kết hợp thành công các tính năng bay-kỹ thuật cao, hiệu quả chiến đấu, các tham số độ tin cậy và an toàn. Máy bay được trang bị radar trên khoang Zhuk-AE với anten mạng pha chủ động, phát hiện được mục tiêu ở cự ly đến 150 km và bám đồng thời 30 mục tiêu. Đồng thời, phi công có thể tấn công mấy mục tiêu bằng vũ khí chính xác cao.

Để huấn luyện các tổ lái, Nga giới thiệu máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 vốn đang được đưa vào trang bị cho Không quân Nga. Nhờ có tính năng bay tốt, chương trình đặc biệt trên khoang mô phỏng các chế độ ứng dụng chiến đấu, máy bay này được coi là phương tiện huấn luyện hiệu quả nhất cho phi công tất cả các loại tiêm kích hiện đại. Ngoài ra, Yak-130 có thể sử dụng hiệu quả làm máy bay chiến đấu hạng nhẹ.

Các chuyên gia có thể làm quen với các thủy phi cơ Be-200, vốn đã thể hiện tốt khi dập các đám cháy ở châu Âu và Nga. Trong số các sản phẩm trưng bày khác còn có máy bay vận tải quân sự Il-76MD và Il-112V, máy bay tiếp dầu Il-78МК, máy bay tuần tra Il-114MP.

Nga vẫn là một trong những quôc gia dẫn đầu thế giới trên một số hướng chế tạo trực thăng. Năm nay, so với năm 2009, khối lượng xuất khẩu trực thăng đã tăng 30%. Họ trực thăng Mi được đại diện ở Chu Hải bởi trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-35М, trực thăng vận tải quân sự Mi-171Sh, trực thăng có trọng tải lớn nhất thế giới Mi-26Т và biến thể cải tiến Mi-26Т2.

Mi-26 đã thể hiện những khả năng hiếm có của nó ở Trung Quốc khi tham gia dập các đám cháy và khắc phục hậu quả động đất. Nhờ trực thăng này, Trung Quốc đã kịp thời đưa các đơn vị quân đội và cứu trợ, phương tiện kỹ thuật công trình đến các khu dân cư bị phá hủy, cũng như sơ tán nạn nhân. Biến thể mới nhất Mi-26Т2 có tổ lái ít hơn và được trang bị thiết bị avionics mới cho phép bay cả ngày và đêm.

Khách tham quan sẽ được giới thiệu nhiều loại trực thăng của hãng Kamov, trong đó có trực thăng đa năng Ка-32 và Ка-226Т, trực thăng trinh sát radar Ка-31.

Trực thăng chiến đấu Ка-52 được bọc giáp vững chắc và trang bị vũ khí uy lực mạnh có thể thu hút nhiều sự chú ý. Khả năng cơ động cao cho phép Ка-52 trong thời gian ngắn thực hiện các thao tác vòng ngoặt chiến đấu để chiếm lĩnh vị trí tấn công có lợi. Trự thăng còn có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trinh sát, quan sát và chỉ thị mục tiêu, sử dụng làm trực thăng chỉ huy để điều phối hoạt động của tốp trực thăng chiến đấu.

  • Nguồn: Igor Chernyak/ RG, N.5336 (257), 15.11.10; avia.ru; MP, 15.11.10.

Print Print E-mail Print