Vietnamdefence.com

 
Tags: F-22 , J-10

F-22 luyện tập đánh J-10?

VietnamDefence - Không quân Mỹ (USAF) đã xem xét lại chiến lược huấn luyện chiến đấu cho phi công lái F-22 Raptor. Từ nay, các phi công F-22 sẽ huấn luyện không chiến với các máy bay huấn luyện T-38C Talon.

Để làm nhiệm vụ đặt ra, 10 chiếc T-38C đã được chuyển từ căn cứ Holloman ở New Mexico tới căn cứ Langley ở Virginia. Dự kiến, trong thời gian luyện tập không chiến, các máy bay T-38С sẽ thực hiện đến 3 chuyến bay một ngày. Việc huấn luyện đặc biệt cho phi công F-22 là cần thiết vì khái niệm sử dụng máy bay F-22 chỉ cho phép sử dụng radar trong trường hợp cực kỳ cần thiết; còn bình thường thì không được bật radar để khỏi bộc lộ vị trí máy bay.

Т-38 được phát triển dựa trên tiêm kích F-5, sẽ đóng vai trò đối thủ của F-22 và có khả năng thực hiện 3 chuyến bay/ngày với chi phí khai thác thấp. Yếu tố này khiến nó có lợi thế hơn so với F-15, ngoài ra, T-38 cũng có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ.

T-38C Talon (af.mil)

Theo đại tá không quân Mỹ Molloy, Т-38C có kích thước nhỏ, sức cơ động cao và khó phát hiện nó trên không. Máy bay này được chọn vì có kích thước nhỏ nên cho phép huấn luyện phi công F-22 phát hiện mục tiêu bay chỉ bằng các sensor hồng ngoại vào ban đêm hay bằng mắt thường vào ban ngày. Bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ và bức xạ điện từ yếu có thể giúp phi công Т-38C “trừng phạt” phi công F-22 nếu anh ta phạm sai lầm khi luyện tập không chiến.

Xuất hiện câu hỏi việc huy động Т-38 để huấn luyện phi công F-22 có phải nhằm mục đích huấn luyện họ không chiến với các máy bay tiêm kích J-10 của Trung Quốc hay không?

USAF cho rằng, trong mấy năm nữa, F-22 vẫn chưa phải tham gia không chiến với các máy bay tiêm kích có tính năng ngang ngửa với nó. Hơn nữa, việc huấn luyện không chiến phi công F-22 với các máy bay F-22 khác không được xem xét do chi phí đắt của việc đồng thời cho mấy chiếc F-22 bay tập.

Trước đó, USAF sử dụng các tiêm kích F-15 để mô phỏng không chiến với F-22, nhưng sau khi một số F-15 bị loại vào năm 2010 nên họ quyết định ngừng việc này do thiếu máy bay tiêm kích. Năm 2010, USAF đã loại bỏ 117 chiếc F-15. Theo đánh giá mới nhất, vào năm 2030, tổng số máy bay tiêm kích thiếu hụt sẽ là 200 chiếc.

  • Nguồn: aereo.jor.br, MP. 8.4.11; Lenta, 18.4.11.

Print Print E-mail Print