Vietnamdefence.com

 

Thánh Gióng đánh giặc ngoại xâm

VietnamDefence - Thời bắt đầu dựng nước, thời Hùng Vương, nước ta đã bị các thế lực ngoại bang xâm lấn.

Truyền thuyết dân gian còn lưu truyền về cuộc kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của người anh hùng thần thoại Thánh Gióng.

Mẫu của bức tượng Thánh Gióng trên đỉnh núi Đá Chồng, xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội. Tượng bằng đồng nặng 100 tấn, thân tượng cao hơn 11 m và chiều vươn ra từ chân tượng lên trời là hơn 16 m, được lắp dựng thành công ngày 1.8.2010 trên đỉnh núi Đá Chồng - đỉnh cao nhất của khu du lịch tâm linh Đền Sóc - Chùa Non - Học viện Phật giáo. Tương truyền, đây là nơi Thánh Gióng sau khi đánh đuổi giặc Ân đã từ bỏ áo giáo sắt cưỡi ngựa bay về trời. Dự kiến, Lễ hô thần nhập tượng sẽ diễn ra trong tháng 9/2010, trước Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

Gióng xuất thân từ một nhà nông dân nghèo, sống giữa sự đùm bọc của làng xóm, sớm có lòng yêu nước chống ngoại xâm. Khi đất nước bị giặc Ân xâm lược, Gióng xin ra đánh giặc.

Cùng đi đánh giặc với Gióng có người cầm vồ đập đất, người đi săn, trẻ chăn trâu, cả những con vật sống trong rừng cũng xin theo Gióng đánh giặc. 

Đánh tan giặc, Gióng “hóa” lên trời. Câu chuyện tuy có nhiều nét thần thoại hoang đường nhưng đã phản ánh một điều là ngay từ khi bắt đầu dựng nước, dân tộc ta đã “ngay lập tức” phải chống ngoại xâm bảo vệ sự tồn tại của mình.

Và cuộc chiến tranh giữ nước từ xa xưa ấy đã mang hình ảnh một cuộc chiến tranh toàn dân - nét đặc sắc nhất trong lịch sử chiến tranh vệ quốc của nhân dân ta.

 

Hội Gióng - Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội

 

Hội Gióng - Sóc Sơn, Hà Nội

 

Khu di tích Đền Sóc - Sóc Sơn, Hà Nội

 

Thánh Gióng (Tranh đồng)

  

Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương - TP.HCM

 

 

 Tượng Thánh Gióng - Bình Dương

 

 

Tượng Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng - Kharkov, Ukraine

 
 
Thánh Gióng (Tranh dân gian)

Nguồn: Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.

Print Print E-mail Print