VietnamDefence -
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân VN ở biên giới Tây Nam chống Khmer Đỏ xâm lược.
Do những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Campuchia, từ năm 1960 bọn Pol Pot (Khmer Đỏ) đã nắm quyền trong Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia. Trong khi nhân dân Campuchia chống Mỹ, tập đoàn lãnh đạo Khmer Đỏ (Pol Pot-Ieng Sari) đã thực hiện chính sách hai mặt: một mặt, tranh thủ và lợi dụng sự giúp đỡ của VN để chống Mỹ; mặt khác, ngấm ngầm chống VN, vừa chống Việt Nam.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Campuchia (1970-75) thắng lợi, với tham vọng đất đai và mưu đồ làm cho VN mất ổn định, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sari đòi hoạch định lại biên giới VN-Campuchia, kích động hận thù dân tộc chống VN, đồng thời thanh trừng nội bộ và thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo ở Campuchia, tàn sát mấy triệu dân Campuchia.
Lực lượng Khmer Đỏ thường xuyên tiến hành các hoạt động xâm nhập, pháo kích, đánh phá tàn sát dân thường và lấn chiếm đất Việt Nam, lấn chiếm biên giới. Đến ngày 30.4.1977, chúng trắng trợn phát động
cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Tổ quốc ta trên 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang. Chúng đốt phá, bắn giết cực kỳ dã man đồng bào ta.
Trước tình hình đó, những người cách mạng chân chính trong hàng ngũ Khmer Đỏ đã ly khai, kêu gọi nhân dân Campuchia đứng lên chống lại tập đoàn cầm quyền Pol Pot-Ieng Sari, khởi đầu là cuộc nổi dậy ở Quân khu Đông (5-9.1978) đã gây tác động mạnh trong hàng ngũ Khơme Đỏ và nhân dân, dẫn đến việc thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (2.12.1978).
Lợi dụng sự kiềm chế của ta, cố gắng dàn xếp để không xảy ra chiến tranh lớn, quân Khmer Đỏ tiến công sâu vào đất ta. Mùa khô năm 1978, tập đoàn Khmer Đỏ huy động 19 trong tổng số 20 sư đoàn chủ lực đánh vào các tỉnh biên giới Tây Nam tiến vào lãnh thổ VN, tàn sát nhiều người dân vô tội (xem vụ thảm sát Bảy Núi, 22.4.1978).
Từ năm 1975-1977, một mặt ta ngăn chặn, trừng trị các hành động chiến tranh của địch, mặt khác tranh thủ đấu tranh ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột. Nhưng Khmer Đỏ trắng trợn phát động chiến tranh xâm lược biên giới nước ta. Mặc dù hết sức kiềm chế, nhưng sau nhiều cố gắng ngoại giao không đạt kết quả, phía VN thực hiện quyền tự vệ chính đáng đã kiên quyết đánh trả, đẩy quân Khơme Đỏ ra khỏi biên giới.
Đồng thời, thể theo yêu cầu của Mặt trận Dân tộc Cứu nước Campuchia (thành lập ngày 2.12.1978), từ ngày 23/12/1978, Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng LLVT của Mặt trận tiến hành phản công và tiến công (bắt đầu từ 23.12.1978), giải phóng các tỉnh miền Đông Campuchia, rồi giải phóng thủ đô Phnom Penh (7.1.1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17/1/1979), giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, xây dựng lại đất nước, trên cơ sở đó củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Nguồn: 1 - Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.
2 - Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.