Vietnamdefence.com

 

5 vũ khí đáng sợ nhất của Lục quân Nga

VietnamDefence - Lục quân Nga không phải trò đùa.

Xe tăng chủ lực T-90S (Wikimedia Commons / Vitaly V. Kuzmin)

Lục quân Nga đã trở lại. Giống như sự thức tỉnh của con gấu ngủ đông, Lục quân Nga đang rũ bỏ nhiều thập kỷ bỏ rơi bằng một chương trình tái trang bị được thiết kế để khiến nó một lần nữa trở thành quân đội mạnh nhất tại khu vực Âu-Á.

Chương trình vũ khí 10 năm đến năm 2020 của Nga với chi phí hàng trăm tỷ đô la đã đi được nửa đường. Chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng 1/3 trong năm 2015 và sẽ đạt 96 tỷ USD vào năm 2016.

Tuần tới, thế giới sẽ nhìn thấy những thành quả của chương trình đó, khi mà sức mạnh mới của Lục quân Nga sẽ được phô diễn tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng ở Moskva. Một số loại xe chiến đấu mới, trong đó có xe tăng Armata và xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 đã được phát hiện trong quá trình diễn tập duyệt binh.

Tất cả các loại xe thiết giáp mới này, cũng như các chính sách đối ngoại hiếu chiến đằng sau chúng không phải là điềm lành cho một NATO từng nhiệt tình bán phá giá lực lượng xe tăng của mình. Người Nga vẫn rất coi trọng tác chiến mặt đất giữa các quốc gia.

Xe tăng chủ lực T-14 Armata

Xe tăng thế hệ mới dành cho Lục quân Nga Armata dùng để thay thế các họ xe tăng quen thuộc T-72, T-80, T-90. Armata dự kiến sẽ là thiết kế hoàn toàn mới, khác hẳn họ xe T-72 vốn đã thống trị lực lượng xe tăng Liên Xô/Nga từ cuối thập niên 1970.

Được phát triển trong màn bí mật, có rất ít thông tin chính thức về Armata. Tuy nhiên, các hình ảnh của loại xe tăng bí ẩn này đã được Nga tiết lộ trong những tuần gần đây, trước thềm cuộc duyệt binh Chiến thắng tại Moscow, nơi nó dự kiến sẽ được chính thức công khai.

Trong các bức ảnh bị rò rỉ, tháp pháo và pháo chính của Armata bị phủ bạt. Tuy nhiên, ta có thể có một số dự đoán khá tốt về cấu hình cuối cùng của xe tăng. Armata dự kiến sẽ được trang bị một tháp pháo không có người ngồi hoàn toàn mới lắp 1 pháo chính 125 mm. Nó gần như chắc chắn sẽ được trang bị 1 máy nạp đạn tự động và kíp xe vẫn được giữ ở con số 3 người. Arma sẽ có hệ thống vũ khí điều khiển từ xa lắp trên tháp pháo và có thể được trang bị 1 súng máy hạng nặng.

Bản vẽ khái niệm đã miêu tả Armata với một pháo tự động và 2 súng máy gắn trên tháp pháo, nhưng hình dạng của tháp pháo bị phủ bạt cho thấy chỉ có 1 súng máy duy nhất ngoài pháo chính.

Armata dự kiến sẽ nặng hơn các xe tăng trước đó của Nga và thực sự nó có 7 bánh tỳ vì 6 như thường thấy trên dòng T-72. Điều này sẽ tạo ra không gian thiết kế mở rộng trong những thập kỷ tới, kể cả việc trang bị pháo chính và đạn dược cỡ lớn hơn một khi người Nga muốn.

Armata xem ra có hệ thống giáp module, khiến cho việc thay đổi các bộ phận bị hư hại dễ hơn trong chiến đấu, với các tấm giám sườn xe và các miếng giáp bảo vệ khoang động cơ. Armata sẽ gần như chắc chắn sẽ được trang bị các hệ thống phòng vệ chủ động và thụ động giống như trên T-90.

Bộ Quốc phòng Nga trù tính nhận được 2.300 xe tăng vào năm 2020 để thay thế 70% lực lượng xe tăng hiện có. Mặc dù công nghiệp Nga có tiếng về những chiến công phi thường khi nói đến sản xuất xe tăng, việc tăng sản lượng từ không đến đến hơn 800/năm là một mục tiêu không thực tế.

Armata được kỳ vọng sẽ là nền tảng cho một họ xe chiến đấu hạng nặng. Một biến thể xe chiến đấu bộ binh hạng nặng biến thể xe chiến đấu là T-15 đã được nhìn thấy và dự kiến cũng sẽ ra mắt tại cuộc duyệt binh.

Xe tăng chủ lực T-90

Là thành viên cuối cùng của triều đại xe tăng bắt đầu trong thập kỷ 1940, T-90 chẳng mấy giống T-54, loại xe tăng ra mắt năm 1945. Tuy nhiên, sự truyền thừa là rõ ràng khi Liên Xô bị mắc kẹt vào cách tiếp cận tiến hóa để phát triển xe tăng. Qua nhiều thập kỷ, xe tăng hạng trung T-54 đã phát triển thành T-55, từ đó sinh ra T-62, T-64, T-72, T-80 và cuối cùng là T-90.

T-90 là xe tăng ra đời sau chiến tranh lạnh khi nước Nga không có tiền để theo đuổi một thiết kế mới. T-90 là biến thể cải tiến của T-72B. T-90 vẫn giữ được thiết kế chung của dòng T-72, bao gồm thân, tháp pháo, pháo chính và động cơ diesel, nhưng hình dáng chung bị thay đổi do số lượng lớn các bộ phận/chi tiết lắp thêm, tạo ra một T-90 hiện đại.

Pháo nòng trơn 125 mm 2A46M của T-90 cũng giống như ở T-64, T-72 và T-80. 2A46M bắn các loại đạn nổ mạnh chống tăng và động năng. Nó cũng có thể bắn các tên lửa có điều khiển Refleks dùng để tiêu diệt xe thiết giáp và thậm chí cả máy bay bay chậm và thấp ở tầm xa hơn tầm bắn của đạn pháo thông thường. Vũ khí bổ trợ gồm 1 súng trọng liên 12,7 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm.

Do không thể tăng trọng lượng giáp thông thường trên khung gầm cơ bản của T-72, các nhà thiết kế xe tăng Nga đã chọn giải pháp tăng vỏ giáp bằng các biện pháp nâng cấp trọng lượng nhẹ, công nghệ cao. Các hộp giáp phản ứng nổ, hệ thống gây nhiễu tên lửa Shtora và hệ thống ngụy trang Nakidka bảo vệ xe tăng một cách thụ động. Việc bảo vệ chủ động cho xe tăng do hệ thống Arena bảo đảm khi nó phát hiện và bắn hạ tên lửa chống tăng bay tới.

Tổng số T-90 được sản xuất là khoảng 1.600 xe, một phần lớn trong số đó nằm trong biên chế Lục quân Ấn Độ.

Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25

Cũng xuất hiện trong diễn tập Duyệt binh Chiến thắng ở Moskva là Kurganets - xe chiến đấu bộ binh mới của Nga. Kurganets sẽ thay thế các họ xe BMP-2/3 đang trang bị cho các đơn vị bộ binh cơ giới Nga.

Cao và vuông vức, Kurganets khác hẳn với với các xe chiến đấu bộ binh BMP ngắn và thấp. Nhìn bề ngoài, Kurganets giống các xe chiến đấu bộ binh phương Tây như Bradley, Warrior và CV-90. Kurganets là xe bơi, được trang bị bộ dẫn tiến phụt nước và chân vịt. Nhiều nguồn tin cho hay, Kurganets có khả năng chở 6-8 lính trong khoang chở quân.

Kurganets dường như được trang bị giáp module. Mức độ bảo vệ của xe chưa rõ, nhưng chắc chắn phải cao hơn BMP. Nhiều khả năng, xe cũng được bảo vệ bởi các hệ thống bảo vệ chủ động và thụ động như T-90 vì nói cho cùng, ngoài kíp xe, xe còn chở theo cả một tiểu đội bộ binh Nga.

Giống như Armata, khi diễn tập, tháp pháo của Kurganets bị che phủ bằng bạt có lẽ đến ngày duyệt binh chính thức. Xe có vẻ nhỏ và có tin nó có tháp pháo không người ngồi lắp 1 pháo tự động 30 mm 2A42 và 4 tên lửa chống tăng Kornet-EM.

Cũng như Armata, Kurganets sẽ là khung gầm chung cho cả một họ xe thiết giáp, trong đó có xe chiến đấu bộ binh, xe chỉ huy và điều khiển xe, cối tự hành và xe cứu thương.

Hệ thống rocket phóng loạt BM-30

Nga có lịch sử sử dụng pháo phản lực lâu dài, từ Thế chiến II. Các bệ phóng rocket lắp trên xe tải được mệnh danh “Những cây đàn organ của Stalin” của Hồng Quân có thể phóng đi hàng chục quả rocket 122 mm trong một loạt bắn trong tiếng rít chói tai khủng khiếp.

Sau chiến tranh, Hồng Quân tiếp tục triển khai các hệ thống pháo phản lực và một trong những mẫu cuối cùng là hệ thống rocket phóng loạt hạng nặng BM-30 Smerch. BM-30 được thiết kế để cung cấp cho chỉ huy tập đoàn quân khả năng tấn công các mục tiêu ơ sâu đằng sau phòng tuyến của kẻ thù, trong đó có các sở chỉ huy, kho tàng, sân bay, khu vực tập kết phía trước và các mục tiêu khác của đối phương. BM-30 cũng có thể nhanh chóng rải các bãi mìn bằng rocket chứa mìn.

BM-30 Smerch gồm xe bệ phóng BM 9A52-2 mang 12 ống phóng 300 mm. Đầu đạn tên lửa bao gồm các loại đạn chùm chứa đạn con nổ mạnh, đơn khối nổ mạnh, đạn chùm chứa mìn chống tăng và đạn chùm chứa đạn con chống tăng có điều khiển.

Xe bệ phóng BM-30 chỉ nặng hơn 40 tấn và có khả năng di chuyển với tốc độ 60 km/h. BM-30 có thể di chuyển vào trận địa và sẵn sàng bắn trong vòng 3 phút, và bắn hết 12 tên lửa trong 38 s. Với thời gian thu hồi trong 2 phút, trong điều kiện lý tưởng, BM-30 có thể áp dụng chế độ “bắn rồi chạy” để tránh phản pháo trong chưa đầy 6 phút.

Một hạn chế của BM-30 là không có khả năng bắn các mục tiêu tầm gần, một hạn chế hiếm hoi trong một quân đội mà mọi hệ thống vũ khí chủ yếu đều phải có khả năng chặn đánh xe tăng địch bằng hỏa lực trực tiếp. Tầm bắn tối thiểu của tên lửa là 20 km và tối đa là 70 km.

Lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya

Cũng vừa xuất hiện trong diễn tập duyệt binh là Koalistiya, lựu pháo tự hành tối tân nhất của Nga. Koalistiya trang bị lựu pháo 152mm lắp trên khung gầm xích và mới chỉ bắt đầu thử nghiệm trong năm 2014.

Koalitsiya giống với lựu pháo tạ hành Msta hiện tại của Nga. Xem ra, nó cũng sử dụng cùng loại pháo 152 mm như Msta, nhưng có nòng dài hơn 4 lần cỡ. Nòng dài hơn và bộ hãm đầu nòng lớn hơn cho thấy, Koalitsiya có tầm xa hơn tầm bắn 18 dặm (22 dặm khi bắn đạn có trợ đẩy) của Msta. Bộ hãm đầu nòng của Msta có 3 khe, còn của Koalitsiya có 5 khe.

Có tin đồn cỡ nòng của pháo đã được đổi thành 155-mm cho tương thích hơn với đạn phương Tây trên thị trường xuất khẩu. Điều này chưa được xác nhận và đáng ngờ vì nó sẽ làm cho kho đạn dự trữ hiện có của Nga trở nên vô dụng.

Điều kỳ lạ là Koalitsiya ban đầu đã được trang bị không chỉ 1 mà 2 nòng pháo 152mm, một sự phát triển độc đáo sẽ nâng cao gấp đôi sức mạnh hỏa lực của nó lên đến 16 phát/phút trong thời gian ngắn. Vì những lý do không rõ, pháo thứ hai dường như đã bị loại bỏ khỏi biến thể cung cấp cho khách hàng.

Tháp pháo của Koalitsiya cũng được phủ bạt, cho thấy có những cải tiến khác mà người Nga muốn giữ kín để tạo bất ngờ. Nói chung, pháo tự hành này có vẻ lớn hơn và hình dáng với Msta. Các lựu pháo tự hành nói chung đã thay đổi tương đối ít trong 50 năm qua, hầu hết các cải tiến thực chất là liên quan đến điện tử vì vậy thật khó hiểu tại sao người Nga lại bọc bạt toàn bộ tháp pháo.

Một khía cạnh khó hiểu của Koalitsiya là giống như Msta, nó dường như dùng khung gầm của tăng T-72/T-80 chứ không phải khung gầm Armata. Tuy là một khung gầm quen thuộc, nhưng nó có thể làm cho việc sửa chữa trở nên khó khăn một khi những xe tăng cũ bị loại khỏi trang bị.

Nguồn: The Russian Army's 5 Most Powerful Weapons of War / Kyle Mizokami // TNI, 1.5.2015.

Print Print E-mail Print