Vietnamdefence.com

 

Các cụm tàu sân bay tiến công - toàn bộ sức mạnh của Mỹ

VietnamDefence - Các cụm tàu sân bay tiến công (CSG) là một trong những thành tố quan trọng nhất của hạm đội Mỹ và về bản chất là một binh chủng đặc thù của Hải quân Mỹ.

Tàu sân bay - nền tảng sức mạnh toàn cầu của Mỹ

Các CSG hợp nhất trong thành phần của mình các tàu sân bay đa nhiệm và các phi đoàn không quân trên hạm, cũng như các chiến hạm (tên lửa) mặt nước và tàu ngầm đa nhiệm với tư cách các lực lượng bảo vệ và bảo đảm chiến đấu.

Biên chế chiến đấu hiện tại và tương lai của các CSG của Hải quân Mỹ

Giới lãnh đạo nước Mỹ và quân đội Mỹ trù tính sự hiện diện trong biên chế chiến đấu của hải quân thường trực không dưới 11 tàu sân bay hạng nặng, kể cả trong tương lai dài hạn (ít nhất trong 30 năm tới).

Số lượng tàu sân bay đó, theo tính toán của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, sẽ bảo đảm cả cho việc triển khai theo kế hoạch cũng như triển khai khẩn cấp các CSG để trực chiến trong thành phần tất cả các hạm đội tác chiến hiện có và bảo đảm cho hải quân hoàn thành toàn bộ tổ hợp các nhiệm vụ đặt ra được quy định bởi học thuyết quân sự quốc gia và chiến lược hải quân hiện hành của Mỹ.


(Thời hạn dự kiến đóng và đưa vào biên chế chiến đấu các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford có thể thay đổi do sự cắt giảm chi phí quân sự của Mỹ)

Số hiệu
Khởi đóng
Chuyển giao
CVN-78 Gerald R. Ford 2008       
2015
CVN-79                          
2012    
2019
CVN-80 2016   
2023
CVN-81 2021
2028
CVN-82 2025       
2032
CVN-83 2029        
2036    
CVN-84
2034 2041
CVN-85 2038
2045
CVN-86 2042 2049
CVN-87 2047 2054
CVN-88 
2051 2058
       
Các tàu sân bay đa nhiệm với các máy bay chiến đấu và trực thăng triển khai trên boong (75-85 chiếc) trong thành phần phi đoàn không quân trên hạm là hạt nhân của các binh đoàn tàu sân bay tiến công và các CSG của các hạm đội tác chiến của Hải quân Mỹ triển khai theo kế hoạch và thường xuyên ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Trong thế kỷ XXI, cũng như trong quá khứ, các tàu sân bay hiện hữu trong biên chế của các lực lượng hải quân tại các vùng biển và đại dương sẽ vẫn là phương tiện quan trọng nhất để giành quyền thống trị trên biển và ưu thế trê không trong các cuộc xung đột quân sự.

Trong 11 tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm hiện có trong biên chế Hải quân Mỹ gồm 10 tàu lớp Nimitz và 1 tàu Enterprise. Tàu sân bay thứ 10 lớp Nimitz là tàu George Bush (CVN-77) đã được bàn giao cho hạm đội Mỹ vào tháng 1.2009. Đồng thời tàu sân bay thông thường cuối cùng Kitty Hawk (CV-63) đã bị loại khỏi biên chế Hải quân Mỹ.

Thiết kế của tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm George Bush đã vân dụng những yếu tố kết cấu và công nghệ cho phép xem nó là tàu sân bay quá độ sang đóng các tàu sân bay thế hệ mới CVN-21 trong thế kỷ XXI. Tàu sân bay đầu tiên của thiết kế mới là tàu Gerald R. Ford (CVN-78) đã được khởi đóng vào năm 2008 với thời hạn bàn giao dự định vào cuối năm 2015.

Bởi lẽ vào năm 2013 dự định loại khỏi biên chế chiến đấu của Hải quân Mỹ tàu sân bay Enterprise (CVN-65), nên trong thời gian gần 33 tháng (từ năm 2013-2015) sẽ chỉ còn 10 tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm.

Việc kéo dài thêm 2-3 năm phục vụ của tàu sân bay này, vốn đã hầu như hết hoàn toàn dự trữ khai thác, bị Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ coi là không hợp lý về kinh tế trong khi duy trì thời hạn, nhịp độ và khối lượng tài trợ dự kiến cho việc đóng tàu sân bay CVN-78.

Trong tương lai, các tàu lớp Nimitz sẽ lần lượt, khi hết dự trữ khai thác (45-50 năm), sẽ được thay thế bằng các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford, nhờ đó sẽ bảo đảm việc thành lập ổn định trong biên chế chiến đấu của hạm đội Mỹ không dưới 11 CSG.

Toàn bộ 11 tàu sân bay lớp Gerald R. Ford dự định đóng và bàn giao cho Hải quân Mỹ cứ 5 năm/1 tàu. Tuy nhiên, các phương án đẩy nhanh nhịp độ đóng tàu sân bay (4 năm/tàu) với tính toán để trong 30 năm tới đóng 7 tàu loại này, để bảo đảm thay thế kịp thời các tàu sân bay mà thời hạn phục vụ đang kết thúc bằng các tàu mới và duy trì tổng số tàu ở mức cần thiết (xét đến thời gian sử dụng 45-50 năm).

Đồng thời, theo quy định về sẵn sàng kỹ thuật tàu sân bay của hạm đội Mỹ, mỗi tàu sân bay khi hết khoảng một nửa thời hạn sử dụng (25 năm) lại được đại tu (trong thời gian đến 3,5 năm) có nạp lại nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân và trong thời gian này bị đưa khỏi biên chế chiến đấu của hạm đội.

Các tàu đầu tiên được đại tu như vậy từ năn 1998-2005 là tàu Nimitz (CVN-68) và Dwight Eisenhower (CVN-69). Tàu thứ ba, Carl Vinson (CVN-70) được đưa vào đại tu ngày 11.11.2005 và hoàn thành đại tu vào giữa năm 2009. Chi phí sửa chữa tại xưởng đóng tàu Newport News, bang Virginia do công ty Northrop Grumman Shipbuilding tiến hành là hơn 2,89 tỷ USD.

Theo các nhà thiết kế, ở tầu sân bay đầu tiên lớp Gerald R. Ford (CVN-78), cấu tạo thân tàu vẫn như ở tàu CVN-77, nhưng nó sẽ được trang bị động cơ hạt nhân mới và các máy phóng máy bay điện từ, bảo đảm tốc độ cất cánh cho máy bay có trọng lượng 45 tấn đến 130 hải lý/h.

Boong bay kích thước lớn hơn cho phép bố trí và khai thác chiến đấu bất kỳ máy bay, trực thăng và máy bay không người lái nào trong tương lai sẽ được đưa vào biên chế các phi đoàn trên hạm.

 Quân số thủy thủ đoàn của các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford và lực lượng phi công của các phi đoàn trên các tàu này dự kiến giảm từ 5.500 xuống còn khoảng 4.300 người. Tàu sẽ có lượng giãn nước không dưới 100.000 tấn.

Thời gian bắt đầu đóng tàu thứ hai lớp này CVN-79 đã bị lùi từ năm 2011 sang năm 2012 (phải bàn giao nó cho hạm đội vào năm 2020). Cấu trúc thân tàu sẽ có những thay đổi kết cấu lớn. Tàu cũng sẽ được trang bị hệ thống cáp hãm đà điện từ mới bảo đảm cho máy bay hạ cánh lên boong.

Trên các tàu sân bay thế hệ mới, công tác tổ chức bảo dưỡng máy bay sẽ có thay đổi đáng kể, cho phép giảm nhiều thời gian chuẩn bị cho máy bay xuất kích chiến đấu. Số lượng phi xuất tối đa cũng sẽ tăng lên từ 120 trên tàu lớp Nimitz lên đến 160 trên tàu lớp Gerald R. Ford.

Theo tổ chức hành chính của Hải quân Mỹ, các tàu sân bay nằm trong biên chế các binh đoàn không quân trên hạm của hạm đội - các CSG. Trong cơ cấu của Hạm đội Đại Tây Dương hiện có các CSG 2, 8, 10 và 12, còn Hạm đội Thái Bình Dương có các CSG 1, 3, 5, 7, 9 và 11. Ngoài các tàu sân bay, các CSG còn được biên chế các tàu tuần dương tên lửa (lớp Ticonderoga) từ biên chế lực lượng tàu nổi của hạm đội.

Khi xây dựng các CSG nêu trên trước khi triển khai trực chiến hay khi thực hiện quy trình huấn luyện chiến đấu trong các cuộc tập trận, chúng được biên chế các tàu bảo vệ và bảo đảm chiến đấu. Khi ra khơi, các tàu sân bay nhận lên boong các máy bay thuộc các phi đội trong phi đoàn trên tàu.

Không quân trên tàu sân bay là lực lượng tấn công quan trọng nhất của không quân hạm đội Mỹ và gồm 1.117 máy bay, trực thăng của lực lượng thường trực và đến 70 của lực lượng dự bị.

Ngoài ra, 182 máy bay tiêm-cường kích và 24 máy bay tác chiến điện tử của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) có thể sử dụng từ boong tàu sân bay (lực lượng dự bị có 48 máy bay).

Theo cơ cấu hành chính của Hải quân Mỹ, các phi đội và trực thăng trên hạm nằm trong biên chế các binh đoàn không quân (phi đoàn) không quân của các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Mỹ đang tiến hành hoàn thiện về chất đội máy bay, trực thăng của không quân hải quân trong khuôn khổ một số chương trình tương lai.

Chương trình quan trọng nhất trong số đó là phát triển tiêm kích đa nhiệm F-35C và F-35B Lightning II đang được chế tạo theo chương trình JSF ở biến thể trên tàu sân bay (CV) và biến thể cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng (dành cho USMC). Mỹ dự kiến mu cho Hải quân và USMC tổng cộng 480 máy bay để thay thế các tiêm-cường kích F/A-18 Hornet đời cũ và các cường kích AV-8B Harrier. Điều này được cho là sẽ tạo điều kiện tích hợp không quân Hải quân Mỹ và không quân USMC sau này.

Trong khi đó, Mỹ sẽ tiếp tục mua sắm cho không quân Hải quân các máy bay tiêm-cường kích F/A-18 Super Hornet thuộc 2 biến thể (F/A-18C/D). Đến nay, đã có 20 trong số 30 phi đội tiêm-cường kích của không quân trên hạm đã được trang bị lại bằng các máy bay mới (Hải quân Mỹ đã nhận được 280 chiếc F/A-18E/F). Đến năm 2015, dự kiến mua tổng cộng 548 máy bay (260 F/A-18E và 288 F/A-18F).

Trên cơ sở F/A-18F, đã phát triển và đưa vào trang bị máy bay tác chiến điện tử mới EF-18G Growler. Hải quân Mỹ dự định mua 90 máy bay này. Vào năm 2015, chúng sẽ thay thế hoàn toàn các máy bay tác chiến điện tử lạc hậu ЕА-6В Prowler.

Vào năm 2015, 75 máy bay chỉ huy/báo động sớm biến thể mới E-2D Super Hawkeye sẽ được chuyển giao để thay thế các máy bay cùng loại hiện có Е-2С Hawkeye.

Đội trực thăng hải quân dự định cũng được đổi mới cơ bản. Đến năm 2012, dự định mua 237 trực thăng chiến đấu MH-60S Night Hawk (96 chiếc đã được chuyển giao và biên chế cho 10 phi đội thuộc các phi đoàn của các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương). Trực thăng MH-60S dùng để thay thế nhiều loại trực thăng vận tải (СН-46, HH-1N, UH-3H, НН-60Н) trong biên chế không quân bảo đảm của Hải quân Mỹ và có thể cả các trực thăng quét lôi МН-53Е.

Vào năm 2015, không quân Hải quân Mỹ sẽ nhận được 254 trực thăng đa nhiệm MH-60R Striker Hawk để thay thế các trực thăng chống ngầm SH-60F, SH-60B, cũng như các trực thăng bảo đảm chiến đấu НН-60Н. Hiện thời mới chỉ có 12 trực thăng MH-60R đầu tiên được đưa vào biên chế phi đội huấn luyện-chiến đấu số 41 của không quân Hạm đội Thái Bình Dương.

Việc đưa vào trang bị các trực thăng MH-60R và MH-60S sẽ mở rộng khả năng chiến đấu và nâng cao hiệu quả của không quân trực thăng hải quân trong giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, cũng như sẽ làm giảm mạnh chủng loại trực thăng.

Phân tích các chương trình hoàn thiện về chất đội máy bay và trực thăng hải quân Mỹ cho thấy, trong tương lai gần, sẽ không có các thay đổi đặc biệt trong biên chế chiến đấu và số lượng của không quân hải quân. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia Mỹ, đội máy bay sẽ được đổi mới đáng kể (khoảng 80%) và đội trực thăng sẽ được đổi mới 90-100%.

Dự kiến, việc đưa vào trang bị không quân hải quân các máy bay, trang thiết bị vô tuyến điện tử hàng không và vũ khí chính xác cao thế hệ mới sẽ cho phép nâng cao cơ bản khả năng tấn công, kể khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhóm trong một lần xuất kích. Các lực lượng tiến công của không quân hải quân và viễn chinh (với lực lượng máy bay của USMC) có thể tấn công mấy trăm mục tiêu. Tiềm lực tấn công của mỗi máy bay sẽ được nâng cao, trong đó có các máy bay tác chiến điện tử thế hệ mới có những khả năng lớn hơn so với các loại máy bay cũ không chỉ trong việc chế áp các phương tiện và hệ thống vô tuyến điện tử của đối phương mà còn tiêu diệt chúng khi cần bằng các đòn tấn công độc lập bằng tên lửa, bom.

Việc sử dụng chiến đấu các lực lượng tàu sân bay xung kích của Hải quân Mỹ thường được trù định trong thành phần các CSG (hay các binh đoàn tàu sân bay chiến đấu) của các hạm đội tác chiến được triển khai thường xuyên ở những khu vực khủng hoảng nhất của đại dương thế giới (tại vịnh Persique và biển Arab, Địa Trung Hải và tây Thái Bình Dương).

Khi bắt đầu triển khai trực chiến (trong biên chế các hạm đội 5, 6 và 7) hoặc để tiến hành các cuộc tập trận lớn (trong quy trình huấn luyện chiến đấu trong biên chế các hạm đội 2, 3 và 4) trên cơ sở các binh đoàn không quân trên hạm của Hải quân (các CSG-1-3, 5-12) thành lập các CSG tác chiến. Trong thành phần của mỗi CSG ngoài 1 tàu sân bay và 1 tàu tuần dương tên lửa còn có 2 tàu khu trục và 1 tàu frigate tên lửa, cũng như 1 tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm (khi cần) và 1 tàu vận tải hậu cần vạn năng.

Khi rời căn cứ ra biển, tàu sân bay nhận lên boong phi đoàn được biên chế cho nó. Bởi lẽ, thường xuyên có 1 trong 11 tàu sân bay được đại tu định kỳ, trong hải quân thường trực trù tính thành lập 10 phi đoàn không quân hải quân như vậy (CVW-1, -2, -3, -5, -7, -8, -9, -11, -14 và -17) của Hạm đội Đại Tây Dương triển khai tại các căn cứ không quân Oceana, bang Virginia và của Hạm đội Thái Bình Dương tại căn cứ không quân Lemoore, Califonia), Phi đoàn 5 được biên chế cho căn cứ không quân Atsugi, Nhật Bản.

Hiện nay, được triển khai trực chiến theo kiểu luận viên có 2-3 CSG (thời hạn đến 6 tháng): 1-2 CSG trong biên chế Hạm đội 5 ở vịnh Persique/biển Arab và 1 CSG trong biên chế Hạm đội 6 ở Địa Trung Hải. Một CSG (với tàu sân bay George Washington và Phi đoàn 5) từ năm 2009 được biên chế thường xuyên (trong thời hạn 10-11 năm) cho Lực lượng đặc nhiệm 77 của Hạm đội 7 ở tây Thái Bình Dương.

Ngoài ra, 1-3 CSG thỉnh thoảng tham gia các cuộc tập trần lớn theo kế hoạch của Hải quân Mỹ trong biên chế Hạm đội II hay hạm đội tiến công của hải quân liên quân NATO ở Đại Tây Dương, tại khu vực Trung Mỹ (trong biên chế Hạm đội 4) hay ở Thái Bình Dương (trong biên chế Hạm đội 3), cũng như trong các cuộc diễn tập kiểm tra trong chu trình huấn luyện chiến đấu và trong kế hoạch chuẩn bị cho lần triển khai tác chiến mới.

Đồng thời, theo kế hoạch triển khai nhanh các lực lượng hải quân (FRP - Fleet Response Plan) do Bộ tham mưu Hải quân Mỹ soạn thảo, có dự kiến   triển khai khẩn cấp cùng lúc 6 CSG (trong vòng 30 ngày đêm) và thêm 2 CSG nữa trong 90 ngày đêm tiếp theo. Phương thức triển khai này đã được kiểm tra đầy đủ trong các cuộc tập trận lớn nhất trong những năm gần đây của Hải quân Mỹ có sự tham gia của hải quân NATO Summer Pulse 2004 và từ đó được cấp kinh phí định kỳ theo một mục trong ngân sách của Hải quân Mỹ.

Nhằm bảo đảm khả năng sẵn sàng như thế của các CSG, dự kiến giảm thời gian sửa chữa định kỳ và luyện tập toàn bộ tổ hợp các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu cho lần hành quân mới từ 18 tháng xuống còn 9 tháng cho các tàu sân bay trở về sau khi trực chiến trong biên chế các cụm lực lượng tuyến đầu của hải quân.

Trong thời gian này, thường có 3-4 CSG nằm trong biên chế các cụm lực lượng hải quân tuyến đầu, 4 CSG khác có thể được cử khẩn cấp đến bất cứ vùng biển/đại dương nào để làm nhiệm vụ đặt ra hay tăng cường các lực lượng hải quân triển khai ở các khu vực tuyến đầu.

Theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, trong điều kiện chiến đấu, mỗi tàu sân bay loại mới Gerald R. Ford khi có phi đoàn với 80 máy bay và trực thăng, trong đó có 44-48 máy bay tiêm-cường kích, sẽ phải bảo đảm được đến 160 phi xuất trong chu trình tác chiến 12 giờ. Trong điều kiện khẩn cấp, sẽ phải bảo đảm được đến 270 phi xuất chiến đấu/ngày đêm, nhưng khi đó trù tính tăng quân số bay-kỹ thuật và bảo đảm của phi đoàn và tàu sân bay.

Giới lãnh đạo chính trị-quân sự Mỹ cho rằng, trong tương lai cùng với sự gia tăng đe dọa tiềm tàng đối với lợi ích quốc gia Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cụ thể là từ phía Trung Quốc, cần tăng cường lực lượng hải quân Mỹ ở khu vực này.

Thỉnh thoảng, các chương trình hoàn thiện các CSG bị chỉ trích từ phía nhiều nhà phân tích quân sự Mỹ. Họ cho rằng, việc duy trìn trong biên chế chiến đấu của Hải quân Mỹ 11 tàu sân bay hạt nhân và số lượng máy bay chiến đấu và trực thăng tương ứng tốn quá nhiều chi phí và làm hạn chế kinh phí cấp cho các chương trình ưu tiên khác (cụ thể là đóng các tàu ngầm hạt nhân).

Họ cho rằng, chỉ cần 7-8 tàu sân bay thế hệ gần đây nhất và số máy bay mới và vũ khí trang bị hiện đại đang được trang bị cho không quân hải quân là đủ để phối hợp với không quân chiến thuật và không quân chiến lược Mỹ hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu đặt ra cho Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, các chương trình ngân sách của Hải quân Mỹ những năm gần đây vẫn nhất quán giữ định hướng như cũ.
  • Nguồn: ZVO, Hvylya, 20.1.2012.


Print Print E-mail Print