Đa số các chiến trường tiềm tàng của quân đội Mỹ nằm ở châu Á, nghĩa là ở phía đối diện nước Mỹ bên kia bán cầu.
Vì thế, việc chuyển quân và triển khai các lực lượng quân đội mất nhiều thời gian và chi phí rất tốn kèm. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng có nhiều nhược điểm. Một trong số đó là sự mâu thuẫn giữa khả năng cơ động chiến lược và chiến thuật và sự bền vững chiến đấu của các đơn vị và binh đoàn.
Một sư đoàn nặng (sư đoàn tăng và sư đoàn cơ giới hóa) của Lục quân Mỹ bao gồm: 16.000 quân, 250 xe tăng Abrams và xe chiến đấu bộ binh М2/xe trinh sát bọc thép М3 Bradley, 50 hệ thống tê lửa chống tăng tự hành và hệ thống tên lửa phòng không, 36 xe tăng bắc cầu, 12 hệ thống rocket phóng loạt MLRS, 54 pháo tự hành, 50 trực thăng chiến đấu, hàng trăm ô tô, hàng ngàn đơn vị thiết bị bổ trợ.
Ngoài ra, sư đoàn nặng còn cần hàng chục ngàn tấn xăng dầu, đạn dược, thực phẩm... Trong khi, máy bay vận tải lớn nhất của Mỹ С-5 chở được 2 xe tăng Abrams, hoặc 5 xe chiến đấu bộ binh/xe bọc thép chở quân, hoặc 6 trực thăng. Máy bay С-17 chở được 1 xe tăng hoặc 4 trực thăng.
Con ngựa chiến của Không quân Mỹ С-130 chỉ có thể chở được 1 trực thăng, chứ không thể chở binh khí mặt đất hạng nặng. Các xe tăng bắc cầu, pháo tự hành và hệ thống rocket phóng loạt hoàn toàn không thể lọt vào một máy bay vận tải nào cua Mỹ. Hơn nữa, số lượng máy bay vận tải hạng nặng của Không quân Mỹ là rất hạn chế, chẳng hạn chỉ có hơn 80 chiếc C-5.
Ngoài ra, còn có vấn đề khả năng tiếp nhận của các sân bay ở chiến trường xa, khả năng bốc dỡ hàng nhanh từ các máy bay, vấn đề bảo đảm an ninh cho các sân bay trước các cuộc tấn công từ mặt đất và trên không của đối phương. Cuối cùng, người ta thấy rằng, tiến hành vận chuyển các binh đoàn mặt đất hạng nặng bằng đường biển có lợi hơn, lại rẻ hơn nhiều lần so với vận chuyển đường không, trong khi thời gian cũng mất gần như nhau.
Tốc độ vận tải đường biển trong 100 năm nay khong thay đổi và không vượt quá 40 km/h, song trọng tải của tàu bé lớn hơn vô cùng nhiều so với máy bay. Tựu chung, quá trình điều chuyển chỉ 1 sư đoàn từ Mỹ sang châu Á mất không dưới 1 tháng.
Trong điều kiện chiến tranh hiện đại, tốc độ chuyển quân như thế là hoàn toàn không thể chấp nhận, vì thế gần đây Mỹ bắt đầu thành lập các đơn vị lục quân kiểu mới - đó là các lữ đoàn Stryker.
Một lữ đoàn Stryker gồm có: 3.600 quân, 308 xe chiến đấu Stryker, 12 lựu pháo kéo.
Việc cơ động một lữ đoàn từ lục địa nước Mỹ đến bất cứ khu vực nào trên thế giới và triển khai toàn bộ ở đó chỉ mất 4 ngày đêm, bởi vì xe chiến đấu Stryker chỉ là một xe bọc thép chở quân bình thường, nên có thể xếp 4-5 xe như vậy lên một máy bay.
Một lữ đoàn như vậy có tính cơ động chiến thuật cao, tức là di chuyển nhanh bằng các phương tiện của mình đến chiến trường hay các hướng tiếp cận chiến trường (xe bánh lốp như Stryker có tốc độ cao hơn nhiều xe bánh xích như Abrams và Bradley). Lữ đoàn này chỉ có một nhược điểm duy nhất - đó là lữ đoàn không có khả năng độc lập tác chiến với một địch thủ tương đối mạnh nào đó vì chỉ có lực lượng phòng không có tính tượng trưng, còn các loại xe của nó dễ bị bất kỳ phương tiện chống tăng nào tấn công tiêu diệt.
Lữ đoàn Stryker chỉ có thể tác chiến khi không quân nắm giữ ưu thế trên không áp đảo và khi có sự yểm trợ mạnh mẽ của các đơn vị thuộc các binh đoàn nặng từ mặt đất. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, ý nghĩa cơ động chiến lược của các lữ đoàn đó mất đi do chúng để có khả năng chiến đấu phải đợi vận chuyển đến các đơn vị nặng mà như đã nói là không thể tới trong vòng 4 ngày đêm.
Tổn thất không thể khôi phục của quân đội Mỹ trong các cuộc chiến tranh và xung đột sau năm 1945
Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953): 36.914 (theo các số liệu khác là
36.435, trong đó 33.629 người chết, 2.806 chết khi bị bắt làm tù binh,
21 người bị bắt làm tù binh từ chối trở về.
Chiến tranh ở Việt Nam (1964-1973): 58.169 (theo các số liệu khác là 61.430).
Chiến tranh xâm lược Iraq lần thứ nhất (1990-1991): 383 người.
Chiến dịch ở Li-băng (1982-1984): 265 người.
Cuộc xâm lược Grenada (1983): 19 người.
Chiến dịch ở Panama (1989): 23 người.
Chiến dịch ở Somalia (1992-19994): 43 người.
Chiến tranh xâm lược Iraq lần thứ hai (từ ngày 20.3.2003): 4.150 người
(tính đến ngày 27.8.2008), còn theo wikipedia, tra cứu hôm 3.12.2011,
con số này là 4.459 người.
Chiến tranh ở Afghanistan (từ ngày 7.10.2001): hơn 500 người (tại thời
điểm đăng bài báo này; còn theo wikipedia, tính đến 30.11.2011, số lính
Mỹ chết tại Afghanistan là 1.774 người).
Hai cuộc chiến cuối cùng đang tiếp diễn và tổn thất cũng tiếp tục tăng.
Trong khi ở Iraq, tổn thất đang có xu hướng giảm thì ở Afghanistan thì
lại có xu hướng tăng.
Theo chuyên mục liệt kê binh sĩ tử trận “Faces of
the Fallen (3.12.2011, http://apps.washingtonpost.com/national/fallen/)
thì đã có 6.303 lính Mỹ tử trận ở Iraq và Afghanistan, trong đó ở Iraq
là 4.474, ở Afghanistan là1.829. |
|
Như vậy, nếu Mỹ đụng đầu một địch thủ có một quân đội mạnh, dù là không phải công nghệ cao và không sẵn sàng giống như Tổng thống Iraq Saddam Hussein và Tổng thống Milosevic trong nhiều tháng ròng say sưa giương mắt nhìn người Mỹ chuyển quân và triển khai để tiến hành chiến dịch chống lại mình mà sẽ tích cực ngăn chặn chuyển quân và triển khai bằng cách tấn công vào các hải cảng và sân bay bốc dỡ, các địa điểm trú đóng của các đơn vị chưa được triển khai đầy đủ, và còn chưa triển khai cuộc tấn công mặt đất của mình khi mà lực lượng quân đội Mỹ còn yếu thì quân đội Mỹ sẽ gặp phải các vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Một vấn đề khác của quân đội Mỹ thật vớ vẩn đến đau lòng: đó là vũ khí càng tinh vi và càng tốt thì càng đắt. Khái niệm “tác chiến lấy mạng làm trung tâm” quy định hợp nhất thành một mạng lưới tất cả “các bệ mang chiến đấu”, tức là các xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, máy bay, trực thăng, hạm tàu vốn đã quen thuộc. Trong trường hợp đó, hiệu quả hoạt động của “các bệ mang” sẽ tăng lên thậm chí không phải nhiều lần mà hàng chục lần. Nhưng làm gì nếu không có chính “các bệ mang”? Vì đâu có thể đánh nhau bằng các máy tính được.
Từ đầu thập kỷ 1990, Mỹ không mua cho Lục quân của họ một xe tăng nào, trong khi lại loại bỏ hơn 10.000 xe tăng cũ. Tuổi trung bình của máy bay Mỹ là hơn 20 năm. Tiêm kích không chiến chủ lực F-15 của Mỹ hầu như đã hết dự trữ hoạt động. F-16 cũng không thể hiện đại hóa mãi, hơn nữa máy bay này ngay từ đầu đã có những khả năng hạn chế khi tác chiến với các tiêm kích hiện đại.
Bốn năm trước, người Mỹ đã bắt đầu mua sắm tiêm kích thế hệ 5 F-22, nhưng khối lượng mua sắm dự kiến chỉ có 183 chiếc (cuối cùng Mỹ quyết định mua 187 F-22) vì máy bay này quá đắt. Và điều đó làm cho cả chương trình F-22 một phần đáng kể trở nên vô dụng.
Nếu nước Mỹ dự định tiến hành một cuộc chiến bình thường với một kẻ địch mạnh, máy bay tiêm kích có thể là thứ đối tượng tiêu hảo nhiều. Điều đó đã xảy ra trong tất cả các cuộc chiến tranh có sự tham chiến của các địch thủ tương đương về sức mạnh. Nếu như tiêm kích biến thành một "kho báu" thì việc tổn thất nó trở thành một thảm họa quốc gia, tức là không thể tiến hành chiến tranh được.
Nghĩa là đánh nhau với một nước yếu hơn cả chục lần thì được, còn với một nước khá ngang bằng là không thể. Nên nhớ là ban đầu chương trình tiêm kích chiến thuật tiên tiến ATF (Advanced Tactical Fighter) vốn khai sinh ra F-22 dự định mua sắm 750 máy bay, nhưng cuối cùng nó đã giảm hơn 4 lần, còn máy bay ném bom chiến lược B-2 ban đầu dự định mua 132 chiếc, nhưng cuối cùng chỉ mua 21 chiếc. Tất cả chỉ do cùng một nguyên nhân - đó là giá đắt trên trời.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong Hải quân Mỹ. Chương trình đóng các tàu ngầm nguyên tử lớp Seawolf đã bị cắt giảm từ 29 xuống còn 3 chiếc, các tàu khu trục lớp Zumwalt từ 32 xuống còn 2 chiếc, (sau đó tăng lên con số 3 chiếc - VND).
Cần nhắc lại là trong các cuộc chiến tranh thế giới, tàu khu trục cũng như máy bay tiêm kích luôn là đối tượng tiêu hao nhiều, còn nay, còn nay chúng trở thành những “báu vật”.
Cũng vì chi phí quá đắt đỏ mà chương trình đóng tàu tuần dương thế hệ mới CG(X) chưa sinh đã tử. Và điều thật buồn cười là chương trình đóng 55 tàu chiến ven bờ LCS là những tàu nhỏ và dường như không phải đắt tiền về thực chất cũng bị hủy bỏ. Vì sao đó mà chúng đã lẳng lặng trở nên rất đắt.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến một vấn đề như nguyên tắc tuyển quân của quân đội Mỹ. Nếu như quân đội một nước dân chủ phát triển cao tuyển quân theo kiểu hợp đồng, thì chỉ có thể tiến hành một cuộc chiến tranh cường độ cao với tổn thất lớn về sinh lực nếu như xã hội hoàn toàn chấp nhận cuộc chiến này là chính nghĩa và đáp ứng các lợi ích quốc gia. Ngược lại, quân đội nhanh chóng bị thoái hóa (lưu manh hóa), ngoài ra chi phí chu cấp cho binh sĩ cũng tăng mạnh (vì ngay cả kẻ lưu manh cũng chỉ chịu đăng lính khi có rất nhiều tiền).
Trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu thì nhu cầu cắt giảm chi phí quân sự là điều rõ ràng đối với Mỹ. Điều đó cũng có nghĩa là sự giảm bớt các tham vọng toàn cầu hay thay đổi hẳn phương thức thực hiện các tham vọng ấy. Ít nhất thì Mỹ cũng sẽ phải thừa nhận rằng, trên thế giới còn khá nhiều nước mà họ không thể gây sức ép bằng vũ lực.
Tuy nhiên, cũng không bao giờ được loại bỏ phương án có những đột phá công nghệ mà cách nào đó sẽ cho phép quân đội Mỹ tác chiến mà hầu như không chịu tổn thất chống bất kỳ địch thủ nào. Mỹ đang đầu tư những khoản tiền khổng lồ cho các công nghệ tiến hành chiến tranh mới và điều đó có thể mang lại hiệu ứng mong muốn.
Liệu Barack Obama có tiết kiệm tiền cho việc này hay trái lại sẽ tái phân phối kinh phí để đẩy mạnh phát triển các công nghệ tiên tiến - đây có lẽ chính là câu hỏi chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng quân đội.
- Nguồn: Aleksandr Khramchikhin // Chaskor, 7.11.2008; Army-news, 5.1.2011.