Vietnamdefence.com

 

Trung Quốc có dám qua mặt Nga cung cấp tên lửa phòng không HQ-9 cho Iran?

VietnamDefence - Sắp tới, Bắc Kinh chưa chắc đã đồng ý cung cấp hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (loại tên lửa tương tự S-300 của Nga) cho Iran, song không loại trừ việc đó sẽ xảy ra trong tương lai một khi tình hình xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran được giải tỏa.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (imp-navigator.livejournal.com)

Lúc đó, Trung Quốc thực sự sẽ có mọi cơ hội để chiếm chỗ của Nga trên thị trường Iran bởi vì Tehran khó lòng mà nối lại hợp tác kỹ thuật quân sự quy mô lớn với Nga.

Một yếu tố nữa cũng có thể góp phần củng cố vị thế của Trung Quốc tại thị trường vũ khí Iran trong tương lai là Bắc Kinh hoàn toàn đủ sức bảo đảm việc sửa chữa các loại vũ khí trang bị do Nga cung cấp trước đó, bởi lẽ hầu như tất cả các loại vũ khí đó Trung Quốc đều có bản làm nhái hoặc được chế tạo dựa trên đó. Nghĩa là Trung Quốc có thể phục hồi khả năng sẵn sàng chiến đấu của số vũ khí trang bị do Nga sản xuất mà Tehran đang có, cũng như bảo đảm việc cung cấp vũ khí trang bị mới.

Tất cả những điều nói trên liên quan đến một triển vọng khá xa xôi, vì thế thông tin mà một số báo chí đưa về hoạt động đàm phán dường như đang được tiến hành giữa Trung Quốc và Iran về việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 xem ra không phải là sự thật.

Cũng như Nga, Trung Quốc đã ký nghị quyết số 1929 của Hội đồng Bảo an LHQ về việc cấm cung cấp vũ khí thông thường cho Iran. Lệnh cấm có liên quan đến hầu như tất cả các loại vũ khí thông thường theo bảng xếp loại của Cơ quan đăng ký LHQ như xe tăng, xe chiến đấu bọc thép, pháo cỡ nòng lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa và các hệ thống tên lửa, cũng như phụ tùng và các phương tiện bảo đảm kỹ thuật cho các vũ khí trang bị đó.

Cần lưu ý rằng, Trung Quốc đang cung cấp vũ khí cho các nước mà nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia coi là “có vấn đề”. Tuy nhiên, hiện không có cấm vận của Hội đồng Bảo an LHQ đối với những nước này. Sự minh bạch trong hoạt động buôn bán vũ khí của Trung Quốc là khá thấp, nhưng không có cơ sở để nghi ngờ Bắc Kinh đang cung cấp vũ khí cho những nước bị Hội đồng Bảo an LHQ cấm vận.

Liên quan đến Iran, cần lưu ý rằng, Bắc Kinh không có lợi khi vi phạm lệnh cấm vận bởi một loạt lý do. Trung Quốc cũng như các nước khác đều không thích thú với chương trình hạt nhân quân sự mà Tehran đang tiến hành.

Hơn nữa, Iran cũng không phải là đồng minh chiến lược của Trung Quốc ở Trung Đông. Đối tác có vai trò đó trong khu vực của Trung Quốc là Pakistan, nước mà theo số liệu của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí quốc tế TsAMTO (Nga) chiếm gần ½ khối lượng vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc.

Một yếu tố kiềm chế khác là việc một khi cung cấp HQ-9 cho Iran, Trung Quốc sẽ chịu nguy cơ làm phức tạp quan hệ với Nga. Moskva trước đó đã tuyên bố rằng, việc hủy hợp đồng cung cấp tên lửa S-300PMU1 cho Iran là trường hợp Force majeure (bất khả kháng).

Theo một điều khoản của hợp đồng về các trường hợp bất khả kháng, Nga chỉ có trách nhiệm trả lại Iran khoản tiền đặt cọc (166,8 triệu USD). Trường trường hợp này, yếu tố bất khả kháng chính là nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an LHQ, trên cơ sở đóTT Nga Dmitry Medvedev ban hành sắc lệnh tổng thống có liên quan.

  • Nguồn: Armstrade, 13.10.2010.

Print Print E-mail Print