Vietnamdefence.com

 
Tags: UAV , MQ-4C , Triton , Mỹ

Triton tung cánh đại dương

VietnamDefence - Mỹ sắp đưa máy bay không người lái Triton ra đại dương thế giới. Năm 2017, Hải quân Mỹ sẽ nhận MQ-4C Triton vào trang bị.

MQ-4C Triton (Northrop Grumman/Reuters)
Hải quân Mỹ đang chuẩn bị tiếp nhận UAV MQ-4C Triton dùng để khai thác tại chiến trường Thái Bình Dương. Nó sẽ được trang bị bộ khí tài trinh sát có khả năng phát hiện hiệu quả tàu địch trên biển. Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của Triton một phần không nhỏ là do căng thẳng quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Hải quân Mỹ và hãng Northrop Grumman đang hiện đại hóa phần mềm và các sensor trên cơ sở các công nghệ tối tân nhất để UAV hải quân mới Triton có thể phát hiện và nhận dạng với xác suất cao các tàu địch trên biển, các quan chức Hải quân và công nghiệp Mỹ khẳng định.

MQ-4C được cài phần mềm mới phiên bản 3.1. Các nhà thiết kế được giao nhiệm vụ bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu cho MQ-4C vào năm 2018. Tuy nhiên, các Triton đầu tiên dự kiến nhận được ngay trong năm nay.

“Phần mềm phiên bản 3.1 cho phép sử dụng các sensor của UAV này trong môi trường làm việc”, Tom Twomey, Giám đốc chương trình Triton của Northrop Grumman cho biết.

Bộ sensor phát triển cho UAV này bao gồm cụm sensor đa năng MFAS (multi-function array sensor, MFAS).

Thiết bị điện tử của Triton gồm sensor quang-điện tử/hồng ngoại với trường nhìn 360 độ, radar khẩu độ tổng hợp nghịch đảo (ISAR). Radar đó có khả năng bằng nguyên lý thăm dò kết hợp dải hẹp nhận dạng các mục tiêu trên không và trên biển theo các hình ảnh radar 2 chiều đã tạo lập. Nói cách khác, các sensor của Triton tạo ra bức trành hoàn chỉnh về tình hình trên biển với chất lượng gần như điện ảnh.

Radar trên khoang có anten khẩu độ tổng hợp của UAV tạo ra hình ảnh radar địa hình bằng cách xử lý kết hợp các tín hiệu phản xạ từ bề mặt bên dưới. Nguyên tắc tổng hợp dựa trên sự dịch chuyển của anten của radar trên khoang để tạo ra sau đó mạng anten lớn hơn trên quỹ đạo bay.

“Radar loại này cho phép thu nhận hình ảnh của tàu. Tức là ở đầu ra sẽ không phải là tín hiệu trừu tượng của con tàu nào đó mà là hình ảnh cụ thể và sẽ thấy rõ đó là tàu chở dầu hay tàu chiến, ông Tom Twomey nói.

Triton được chế tạo như một loại UAV hải quân tương đương Global Hawk. Các nhà thiết kế có nhiệm vụ chế tạo một UAV có thời gian bay dài và độ cao bay lớn, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát trong thời gian dài và trong các điều kiện đặc thù của chiến trường Thái Bình Dương.

“Chương trình chế tạo họ UAV độ cao lớn Global Hawk đã có nhiều hứa hẹn trong một thời gian dài”, Tổng biên tập Tạp chí Bespilotnaya aviatsya (Nga) Denis Fedutionov cho biết.

Theo ông Fedutinov, trong chương trình này đã trù tính thay thế các máy bay do thám có người lái bằng UAV vi những công nghệ mới đã hứa hẹn nhiều ưu thế về chất lượng dữ liệu tình báo, thu nhận nhanh chóng, cũng như không gây rủi ro cho phi công. Tuy nhiên, kế hoạch thay thế các máy bay trinh sát chiến lược U-2 Dragon Lady bằng Global Hawk đã bị nhiều người phản đối vì một số thông số chất lượng của dữ liệu thu được không chỉ thấp hơn công bố mà còn thấp hơn dữ liệu thu được bằng khí tài trinh sát của U-2 mặc dù sự khác biệt về tuổi tác.

Những ý kiến tiêu cực đã buộc các nhà thiết kế của Northrop Grumman tiến hành trang bị camera OBC (Optical Bar Camera) đang dùng trên U-2 cho Global Hawk. Nhưng cả điều này cũng không làm thay đổi thái độ của Không quân Mỹ đối với UAV được mua ở số lượng ít hơn nhiều so với trông đợi của nhà sản xuất này.

Những thất bại với khách hàng mà Northrop Grumman coi là khách hàng chính đã buộc họ phải tìm đầu ra khác.
Chính vì vậy mà quyết định từ chối mua các UAV này của Đức mấy năm trước đã gây ra phản ứng gay gắt từ phía Mỹ, cũng như đã dẫn đến việc Đức xem xét lại quyết định.

Hiện tại, ngoài Mỹ, Global Hawk đang được sử dụng trong chương trình AGS của NATO, 1 chiếc duy nhất đang được Australia sử dụng. Nhưng khả năng xuất khẩu UAV đồ sộ này rõ ràng là rất hạn chế. Khách hàng nước ngoài tiềm tàng có thể chỉ có thêm một số ít nước như Nhật Bản và Canada.

Ông Denis Fedutinov cho rằng, chương trình Trion dành cho Hải quân Mỹ, đơn vị đang sử dụng một UAV chế tạo dựa trên Global Hawk, theo nghĩa nào đó có thể là sự cứu rỗi đối với chương trình này nói chung.

“Triton có cánh vững chắc và đồ sộ hơn so với Global Hawk để có thể thay đổi nhanh độ cao trong điều kiện thời tiết xấu có tính đến khả năng bị đóng băng”, ông Tom Twomey nói.

Hải quân Mỹ đã kiểm tra riêng rẽ phần mềm của Triton và hoạt động của hệ thống sensor bằng cách lắp và thử trên máy bay Gulfstream.

Các chuyên gia Hải quân Mỹ cho hay, Triton được thiết kế để có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong hơn 24 giờ ở độ cao hơn 15.000 m, với bán kính chiến đấu 8.200 dặm (10.000 km). Trong một phi vụ, Triton sẽ có thể cho phép thu thập dữ liệu về một khu vực có diện tích 2,7 triệu dặm vuông. Hải quân Mỹ dự tính sử dụng UAV này để bảo đảm tin tức tình báo ở tầm xa và thời gian thực bằng các sensor, camera và kênh truyền dữ liệu.

Ông Twomey cho biết, Triton có tính tự hoạt rất cao, có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu mà không có sự điều khiển từ xa liên tục. Các thuật toàn máy tính và các hệ thống trên khoang cho phép UAV này tính đến các yếu tố gió, nhiệt độ và độ cao.

“Nhiệm vụ chiến đấu trong khi đó vẫn được nạp đầy đủ. Nhưng nếu khi cần, chế độ bay tự hoạt có thể bị ngắt và đưa UAV sang chế độ điều khiển từ xa”, ông Tom Twomey nói.

Hải quân MỸ cũng đã tuyên bố rằng, Triton được lắp các hệ thống ngăn chặn va chạm trên không với các phương tiện bay thế hệ mới khác. Năm 2016, Northrop Grumman đã nhận được hợp đồng trị giá 9,6 triệu USD để tích hợp module ngăn chặn va chạm vào hệ thống avionics của MQ-4C Triton.

Northrop Grumman sẽ thử và hỗ trợ phần mềm và bảo đảm tính năng hoạt động yêu cầu của UAV này.

Được lắp các phương tiện trinh sát và khả năng hoạt động trong khuôn khổ hệ thống trinh sát-giám sát C4ISR (Command, Control, Communications, Computers, Intelligence, Surveillance and Reconnaissance), cũng như có khả năng tiến công, Triton sẽ bổ trợ cho máy bay chống ngầm P-8 Poseidon. Cùng nhau, hai loại máy bay này sẽ dần thay thế các máy bay tuần thám biển cũ P-3C Orion.

Hải quân Mỹ tiết lộ, đơn vị Triton đầu tiên dự tính được triển khai trên đảo Guam. Ngoài ra, chúng cũng sẽ được bố trí ở các bang phía đông và phía tây nước Mỹ, ở Cận Đông và trên đảo Sicilia, Italia.
Như vây, các nhiệm vụ của Triton là trinh sát, quan sát, cảnh báo thực hiện bằng các sensor và radar hải quân thiết kế chuyên dụng.

Triton có chiều dài 13,68 m, trọng lượng cất cánh 14,6 tấn, sải cánh 39,82 m. Hải quân Mỹ dự kiến nhận vào trang bị 68 chiếc.

“Việc nhận vào trang bị UAV Triton để trinh sát ở chiến trường Thái Bình Dương có liên quan một phần không nhỏ đến quan hệ căng thẳng của Mỹ với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên”, chuyên gia không quân Vladimir Karnozov cho biết. Các nước này không hề nhượng bộ nhau nên tình hình rất, rất căng thẳng. Phái một máy bay có người lái đến vùng này trinh sát đơn giản là nguy hiểm. Có thể lặp lại tình huống năm 2001, khi Trung Quốc đã ép máy bay EР-3 của Hải quân Mỹ hạ cánh xuống đảo Hải Nam. Sử dụng UAV dạng Triton trong tình huống này sẽ dễ chịu hơn đối với Mỹ. Các UAV Triton sẽ được bố trí ở căn cứ không quân Andersen chính là để trinh sát khu vực quần đảo Trường Sa tranh chấp nằm giữa Biển Đông.

Ở Nga, nhiệm vụ trinh sát ở chiến trường Thái Bình Dương được giao cho các máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M3 của Hạm đội Thái Bình Dương.

Các máy bay này đã bước vào bay huấn luyện trên vùng biển Viễn Đông Nga. Các chuyến bay theo kế hoạch được thực hiện từ sân bay Kammny Ruchei, vùng Khabarovsk. Các tổ lái máy bay chống ngầm tập dượt các nhiệm vụ tìm kiếm, phân loại và theo dõi tàu ngầm địch bằng cách sử dụng tổ hợp các phương tiện radar và thủy âm.

Các tổ lái Tu-142M3 đang luyện các kỹ năng bay theo hướng cho trước trên địa hình không có định hướng, sự phối hợp hành động khi lái trong điều kiện không có các phương tiện radar dẫn đường ban ngày lẫn ban đêm.

Nguồn:

Gazeta, 14.6.2017.

Print Print E-mail Print