Vietnamdefence.com

 

Triển vọng phát triển hệ thống rocket phóng loạt Polonez

VietnamDefence - Tại triển lãm vũ khí quốc tế Milex-2017 ở Minsk, Belarus, tên lửa M20 do Trung Quốc sản xuất đã được giới thiệu với tư cách phương tiện sát thương tương lai dành cho hệ thống rocket phóng loạt hạng nặng Polonez.

Hệ thống rocket phóng loạt Polonez
Polonez chính là biến thể xuất khẩu của hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật còn khá lạ lẫm DF-12 được giới thiệu với công chúng vào mùa thua năm 2013. M20 được thông báo là có tầm 280 km, tức là trong giới hạn do chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa MTCR quy định.  M20 có trọng lượng 4 tấn, trong đó trọng lượng phần chiến đấu là 480 kg. 

Phần chiến đấu gồm các loại: phá-mảnh, phá, động năng, chùm mảnh-xuyên giáp. Tên lửa được trang bị hệ dẫn kết hợp (quán tính/vệ tinh). М20 có khả năng cơ động để đột phá hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của đối phương. Người ta có trù tính khả năng lắp 2 tên lửa M20 để trong ống phóng lên một bệ phóng của hệ thống rocket phóng loạt Polonez.
 
Xem ra thì việc chuyển giao М20 cho Belarus là vấn đề đã được giải quyết hoặc ở mức độ sẵn sàng giải quyết cao. Nếu sản xuất М20 tại Belarus thì trên cơ sở tên lửa này, Belarus có thể chế tạo tên lửa đất đối đất của mình có tầm băn 400 km trở lên.
Tên lửa M20
Ngoài ra, Belarus cũng đã hoàn thành việc tích hợp tên lửa có tầm bắn 300 km với hệ thống Polonez. Tên lửa này cũng đặt trong ống phóng cùng loại như tên lửa tầm bắn 200 km và chỉ dài hơn 20 cm.

Cần lưu ý là tên lửa đặt trong ống phóng kín có thời hạn cất giữ 10 năm, còn thời hạn cất giữ tính toán thì còn lâu hơn nhiều. Tên lửa được kiểm tra tình trạng kỹ thuật 3-5 năm một lần mà không phải đưa tên lửa khỏi ống phóng.

Hiện đã có ít nhất một hợp đồng xuất khẩu Polonez và tuy khách hàng đầu tiên không được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng đó là Azerbaijan.

Belarus đã mất 3 năm kể từ khi bắt đầu công tác thiết kế-thử nghiệm cho đến khi bàn giao những hệ thống đầu tiên cho quân đội. Nhờ nghiên cứu và khái quát kinh nghiệm sản xuất vũ khí tương tự của nước ngoài, các nhà thiết kế đã tạo cơ sở tiềm năng lớn để phát triển hệ thống. Hệ thống pháo phản lực Polonez có trình độ tự động hóa cao, cho phép khi cần thì huấn luyện kíp chiến đấu sử dụng vũ khí chỉ trong vài giờ. 

Trong hệ thống Polonez, vì các lý do kỹ thuật và kinh tế, các bộ phận và linh kiện do nước ngoài sản xuất vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Ví dụ, việc sản xuất động cơ tên lửa chỉ có ý nghĩa kinh tế khi sản lượng đạt 20 động cơ/năm trở lên. Tuy nhiên, các hệ thống điều khiển và dẫn của Polonez là của Belarus.

Điều thú vị là tên lửa của Polonez có thể sử dụng không chỉ phần chiến đấu mà cả động cơ làm phương tiện sát thương vì động cơ có thể rơi xuống đầu đối phương từ độ cao 42 km và ở tầm 22-92 km.

Tiềm năng kỹ thuật của Polonez cho phép sử dụng nhiều thành phần của hệ thống để chế tạo hệ thống tên lửa phòng không của Belarus. Theo thông tin chưa được xác nhận, Belarus đang tiến hành dự án nghiên cứu riêng trên hướng này.

Nguồn: bsblog.info, belvpo, 22.05.2017.

Print Print E-mail Print