Vietnamdefence.com

 

Mùa hè, Trung Quốc tấn công Ấn Độ?

VietnamDefence - Chỉ có liên minh quân sự với Ấn Độ mới cứu Nga thoát khỏi số phận tương tự. Chuyên gia A. Khramchikhin: Các mục tiêu của Trung Quốc là Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ, Kazakhstan, Mông Cổ và Nga; Cần lập liên minh quân sự Nga-Ấn-Việt Nam-Kazakhstan để đối phó.


Báo chí Ấn Độ trong những tháng gần đây lao vào thảo luận dự báo mà nhiều người nghĩ là khó có khả năng là: mùa hè năm nay mà chắc chắn là tháng 6-7, cuộc đại chiến Ấn-Trung sẽ nổ ra. Cuộc xung đột quân sự giữa những người khổng lồ chính trị-quân sự này, hơn nữa lại sở hữu khá nhiều đầu đạn hạt nhân, là cái gì đó rất giống như điềm báo của ngày tận thế. Bởi vậy, cần xem xét kỹ những luận điểm của những người tiên đoán triển vọng diễn biến đáng sợ đó ở châu Á.

Đại tá quân đội Ấn Độ về hưu Anil Athale trong bài báo mới đăng trên site rediff.com tiên tuyến đường để quân lính và phương tiện kỹ thuật đi qua dãy Himalayađoán Trung Quốc sẽ tấn công các khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ. Cuộc xung đột sẽ nổ ra vào đỉnh điểm của mùa hè, vào tháng 6-7. Tại sao lại phải đúng vào lúc đó? Vì cho đến lúc đó, các tuyến đường để quân lính và phương tiện kỹ thuật đi qua dãy Himalaya sẽ bị băng khóa kín.

Một cuộc xung đột tương tự giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra vào năm 1962. Hồi đó, trong cuộc chiến do Trung Quốc phát động nhằm tranh giành hai khu vực núi cao tranh chấp ở miền bắc và đông bắc Ấn Độ, cả hai phía đã có tổng cộng gần 2.000 binh lính và sĩ quan thiệt mạng và 3.000 người bị thương. Trung Quốc đã giành chiến thắng. Trong tình huống đó, Liên Xô đã giữ thế trung lập, còn Anh và Mỹ bắt đầu cung cấp vũ khí cho Ấn Độ. Bị cô lập về chính trị, Trung Quốc nhanh chóng bỏ lại các vùng đất chiếm được. Nhưng về chính trị, cuộc tranh chấp giữa hai nước trên khu vực biên giới vẫn chưa được giải quyết.

Bharat Verma, biên tập viên của Indian Defence Review thì đã mấy năm nay dự báo cuộc chiến không tránh khỏi với Trung Quốc vào năm 2012.

Theo ông Verma, đó là vì 3 nguyên nhân:

- Suy thoái kinh tế thế giới “đã đóng cửa cửa hiệu xuất khẩu có tên Trung Quốc”, điều đó làm “xuất hiện sự căng thẳng xã hội bên trong chưa từng có”.

- Ấn Độ “đã chuyển sang liên minh toàn diện với Mỹ” và các cường quốc phương Tây, nên chỉ sau vài năm có thể mang lại cho Ấn Độ “đối trọng công nghệ” áp đảo đối với Trung Quốc.

- Pakistan, đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc và kẻ thù của Ấn Độ bị lún sâu vào xung đột nội bộ và “mất đi mọi sự xác đáng”.

Ông Verma viết: “Mục tiêu hấp dẫn nhất để tấn công chống lại một một kiến tạo nhu nhược như Ấn Độ là cuộc tấn công ở miền tây bắc và chiếm đóng một phần lãnh thổ Ấn Độ. Ấn Độ hoàn toàn không sẵn sàng cho một kịch bản như vậy. Chúng ta hãy tự đặt cho mình các câu hỏi: quân đội Ấn Độ có sẵn sàng cho cuộc chiến trên hai mặt trận, cả với Bắc Kinh và Islamabad không? Chính quyền dân sự Ấn Độ có sẵn sàng đáp lại mối đe dọa an ninh nội địa bởi nguy cơ khủng bố bị tạo ra do các đối thủ bên ngoài hay không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là không ”.

Chuyên gia về quan hệ Ấn-Trung Jonathan Holslag cũng có thái độ bi quan: “Ấn Độ mới chỉ bắt đầu công nghiệp hóa, quá trình đã hoàn tất ở Trung Quốc. Việc đánh nhau vì nguyên liệu là không tránh khỏi và chúng ta đã đang thấy nó ở các quốc gia vùng đệm, trước hết là ở Nepal và Myanmar, cũng như ở Trung Á và các nước châu Phi. Tình hình sẽ chỉ có tồi tệ hơn mà thôi. Sự hoang đường phổ biến nói rằng, hai nền kinh tế sẽ bằng cách nào đó sẽ “bổ sung” cho nhau là sai lầm. Ấn Độ sẽ bắt đầu sản xuất công nghiệp, nhưng Trung Quốc không sẵn sàng nhượng bộ, công nghiệp quá quan trọng đối với sự ổn định nội địa của nước này ”.

Trong giới lãnh đạo quân sự Ấn Độ rõ ràng là không có thiên hướng coi nhẹ nước láng giềng. Cuối năm 2011, được biết, đáp lại việc gia tăng đáng kể lực lượng quân đội Trung Quốc ở các khu vực giáp giới Ấn Độ, Delhi đã quyết định triển khai ở bang Arunachal Pradesh (cũng giáp giới với Trung Quốc) một tiểu đoàn tên lửa hành hành trình chiến thuật BrahMos (sản phẩm liên doanh Nga-Ấn).

Ba tiểu đoàn như vậy đã được điều đến biên giới với Pakistan. Ngoài ra, tờ Times of India dẫn các nguồn tin chính thức cho biết, ở các vùng núi của Ấn Độ trên biên giới với Trung Quốc và Pakistan sẽ đào 11 đường hầm giao thông có tổng chiều dài 89 km. Các đường hầm này dùng để nâng cao khả năng của bộ chỉ huy Ấn Độ tăng cường lực lượng của mình trên các hướng bị đe dọa.

Trong giới lãnh đạo quân sự Ấn Độ rõ ràng là không có thiên hướng coi nhẹ nước láng giềng. Cuối năm 2011, được biết, đáp lại việc gia tăng đáng kể lực lượng quân đội Trung Quốc ở các khu vực giáp giới Ấn Độ, Delhi đã quyết định triển khai ở bang Arunachal Pradesh (cũng giáp giới với Trung Quốc) một tiểu đoàn tên lửa hành hành trình chiến thuật BrahMos (sản phẩm liên doanh Nga-Ấn). Ba tiểu đoàn như vậy đã được điều đến biên giới với Pakistan. Ngoài ra, tờ Times of India dẫn các nguồn tin chính thức cho biết, ở các vùng núi của Ấn Độ trên biên giới với Trung Quốc và Pakistan sẽ đào 11 đường hầm giao thông có tổng chiều dài 89 km. Các đường hầm này dùng để nâng cao khả năng của bộ chỉ huy Ấn Độ tăng cường lực lượng của mình trên các hướng bị đe dọa.

Những lo ngại của các chuyên gia Ấn Độ có căn cứ đến mức nào? Câu hỏi này được đặt ra với Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) Aleksandr Khramchikhin:

- Đây là quan điểm rất độc đáo, nhưng tôi không hiểu mùa hè Trung Quốc tấn công Ấn Độ để làm gì. Như vậy, Trung Quốc sẽ tạo cho mình nhiều vấn đề hơn là giải quyết.

SP: Theo các nhà phân tích quân sự Ấn Độ, Trung Quốc có thể cần làm thế để cố giành quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên của nước láng giềng và loại trừ một đối thủ công nghiệp đang mạnh lên trong bối cảnh nhu cầu thế giới đang suy giảm.

- Trong trường hợp đó, sẽ là phải chiếm đóng toàn Ấn Độ, nhưng điều đó tuyệt đối không thể. Theo tôi, trên thế giới có ba nước không thể chiếm đóng: đó là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, không thể nghĩ ra điều gì tồi tệ hơn là tấn công Ấn Độ trong tương lai gần: ở đó dân số gần như của Trung Quốc, trong khi tài nguyên lại hầu như chẳng có gì. Vì thế, theo tôi, đây là điều hoàn toàn phi lý. Hơn nữa, phải đi qua dãy Himalaya thì chẳng thể đánh nhau được nhiều. Bởi vậy, kịch bản này tôi cho là hoàn toàn không hiện thực. Chắc chắn các kịch bản khác sẽ được thực hiện.

SP: Các kịch bản nào? Nếu như Trung Quốc và Ấn Độ là các địch thủ chiến lược truyền kiếp và không đội trời chung, nghĩa là có thể xuất hiện những điều kiện dẫn tới cuộc xung đột đại quy mô giữa hai nước.

- Trung Quốc và Ấn Độ hiển nhiên là kẻ thù của nhau. Ở đây thậm chí chẳng có câu hỏi nào. Họ là đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng ở châu Á, một khu vực đang dần trở thành khu vực chủ yếu của thế giới. Giữa hai nước này có thể nổ ra chiến tranh giành ảnh hưởng giống như Thế chiến I, khi các cường quốc châu Âu đánh nhau để tranh giành ảnh hưởng. Một cuộc xung đột thế giới như thế ở châu Á có thể xảy ra giữa Bắc Kinh và Delhi, nhưng điều đó là trong tương lai xa, ít ra là phải 20 năm nữa.

Một nguyên nhân nữa cho một cuộc chiến tranh thực sự hoàn toàn có thể là việc Trung Quốc cần viện trợ quân sự cho Pakistan khi nổ ra chiến tranh Pakistan-Ấn Độ. Cũng có thể có phương án Trung Quốc tham chiến để giúp Pakistan và tấn công vào tiềm lực quân sự và công nghiệp của Ấn Độ. Cuộc xung đột biên giới trên đường biên chưa được giải quyết tranh chấp như đã xảy ra vào năm 1962 luôn luôn có thể xảy ra. Nhưng điều đó khó có thể coi là chiến tranh thực sự.

SP: Cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan có thể nổ ra vì những lý do nào?

- Trước hết là vì các phần tử Hồi giáo lên nắm quyền ở Pakistan. Chừng nào cầm quyền ở nước này là giới lãnh đạo thế tục ôn hòa, Islamabad sẽ không làm việc tự sát như thế bởi vì họ hiểu rằng họ yếu hươn Delhi về mọi khía cạnh và không có sự trợ giúp của Trung Quốc họ chắc chắn thua trận. Nhưng các phần tử tôn giáo cực đoan, một khi lên nắm quyền, sẽ thâu tóm vào tay cả kho vũ khí hạt nhân của nước này và những bước đi nào các bên sẽ thực hiện trong trường hợp đó sẽ rất khó nói.

SP: Được biết Trung Quốc đang có quan hệ căng thẳng với rất nhiều nước. Ai cần lo ngại Trung Quốc trước tiên?

- Trung Quốc có yêu sách lãnh thổ với tất cả nước giáp giới, không loại trừ ai. Nhưng đa số các tranh chấp này hiện thời được giải quyết về chính thức và được tạm để lại “sau này”. Mâu thuẫn gay gắt nhất của Trung Quốc hiện nay là xung quanh khu vực Biển Đông, hơn nữa lại là với tất cả các nước có lối ra biển này. Trước hết là với Việt Nam: Việt Nam là nước mạnh hơn các nước khác trong khu vực, vì thế cũng phản kháng mạnh hơn tất cả. Xác suất xảy ra xung đột giữa Việt Nam với Trung Quốc tôi cho là cao hơn nhiều xung đột Trung-Ấn. Tuy nhiên, Ấn Độ hoàn toàn có thể vào vai đồng minh của Việt Nam: hai nước đang rất ráo riết củng cố các mối quan hệ mật thiết chính là dựa trên nền tảng chống Trung Quốc.

SP: Ông có coi việc thiết lập một liên minh chính trị-quân sự chiến lược chống Trung Quốc giữa Nga và Ấn Độ có ý nghĩa gì không?

- Dĩ nhiên, điều đó là tuyệt đối cần thiết. Tham gia liên minh này sẽ có cả Việt Nam và theo tôi là cả Kazakhstan, bất kể Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể OKDB như thế nào. Hơn nữa, tôi cho rằng, điều này sẽ là nhiệm vụ chính của chính sách đối ngoại Nga nhằm mục tiêu cân bằng với Trung Quốc. Đây sẽ là một liên minh quân sự-chiến lược hùng mạnh, đáng gờm.

SP: Trong các mâu thuẫn của “Trung Quốc”, mâu thuẫn nào hiện là gay gắt nhất?

- Gay gắt nhất là Đài Loan. Nó sẽ là điểm đau đớn nhất của Trung Quốc cho đến khi giải quyết được dứt điểm. Ở vị trí thứ hai, tạm thời bức xúc hơn cả dĩ nhiên là Việt Nam.

SP: Liệu có thể xếp một thứ tự nào đó cho khả năng Trung Quốc giải quyết các yêu sách lãnh thổ của họ, khi mà việc khuất phục một nước sẽ là điều kiện cần thiết để bắt đầu khuất phục nước tiếp theo?

- Về nguyên tắc thì có thể. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan, Trung Quốc khó mà giải quyết được tất cả những vấn đề còn lại. Không giải quyết được vấn đề Việt Nam, Trung Quốc sẽ khó lòng xử lý được với Nga và Kazakhstan. Nghĩa là trình tự sẽ như sau: trước tiên là Đài Loan, sau đó là Việt Nam, tiếp đó có thể là Ấn Độ. Nhưng ở đây khó nói đây sẽ là cuộc chiến tranh trực tiếp với Ấn Độ hay không. Rõ ràng là Trung Quốc sẽ cô lập gắt gao Ấn Độ và điều đó hiện đang diễn ra. Trung Quốc đang rất cương quyết thi hành chính sách bao vây Ấn Độ bằng các đồng minh chiến lược của họ. Một phía là Pakistan, phía khác là Myanmar và Bangladesh. Tức là, Trung Quốc sẽ lặng lẽ xiết cổ Ấn Độ và có thể là không cần chiến tranh. Còn sau đó sẽ là Kazakhstan và Mông Cổ, và cuối cùng là Nga.

SP: Tại sao Nga lại đứng cuối danh sách?

- Bởi vì đó là mục tiêu khó nhằn nhất. Nhưng mục tiêu này trong tương lai sẽ là mục tiêu chủ yếu đối với Bắc Kinh. Do các nguồn tài nguyên và lãnh thổ của Nga. Tôi cho rằng, việc thực thi ý đồ này đã đang xảy ra. Đơn giản là Trung Quốc khá chậm chạp. Họ tùy cơ mà hành động. Nguyên tắc “ném đá dò đường để vượt sông” rõ ràng là đang được áp dụng không chỉ cho các cải cách kinh tế của họ. Họ cố không làm những hành động đột ngột vì thế họ sẽ hành động cũng khá chậm.

SP: Điều gì có thể là cơ cấu khai hỏa để Trung Quốc phát động chiến tranh với các nước láng giềng?

- Bắc Kinh nói chung cố để không phải đánh nhau. Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự và sẽ đặt tất cả trước thực tế là cần phải chấp nhận các điều kiện của họ một cách “tử tế” để không phải nhận lấy phương án theo cách “tồi tệ”. Họ rất ráo riết Đài Loan “thu hút” vào mình bằng con đường hòa bình và họ đang làm điều đó rất thành công. Nghĩa là, xác suất Đài Loan sẽ bị “thu hút” mà không cần chiến tranh là rất cao. Việt Nam sẽ ứng xử thế nào thì thật khó nói: một mặt, Việt Nam sẽ cực kỳ khó phòng thủ, mặt khác tôi không thể hình dung một Việt Nam đầu hàng. Bởi vì, người Việt Nam thường không chấp nhận đầu hàng. Rõ ràng là họ sẽ cố lập các liên minh với Ấn Độ, với Nga và có thể cả với Mỹ để chống lại Trung Quốc.

SP: Nhân tiện xin hỏi về nước Mỹ: liệu họ có tham gia một liên minh Trung Quốc như thế không?

- Đây là một câu hỏi khó bởi vì hiện nay người Mỹ vạch đường lối kiềm chế Trung Quốc. Nhưng họ sẽ hành động như thế nào sau đó thì không rõ. Nga tất nhiên sẽ có lợi hơn nếu như Mỹ cật lực lao vào kiềm chế Trung Quốc. Và cứ để họ “cắn xé” nhau càng lâu và càng mạnh càng tốt. Nhưng điều nguy hiểm nhất là nếu Mỹ quyết định lùi về thế tự cô lập như thời trước Thế chiến I. Lúc đó thì Nga sẽ thật sự gặp khốn.

Cán cân binh lực Ấn - Trung:

Quân đội Ấn Độ

Quân số: 1,3 triệu người. Dự bị: 1,15 triệu người.
Ngân sách quốc phòng tài khóa 2011: 36,03 tỷ USD (1,83% GDP).

Lục quân: Quân số: 1,12 triệu người. Dự bị: 0,8 triệu người.
Xe tăng: gần 4.100 chiếc.
Pháo: gần 4.200 khẩu.
Tên lửa hành trình chiến thuật: gần 1.000 quả BrahMos.

Hải quân: 58.000 người.
14 tàu ngầm điện-diesel, dự định mua thêm 9 chiếc.
1 tàu ngầm nguyên tử đa năng, dự định mua thêm 2 chiếc.
1 tàu sân bay, 2 chiếc đang đóng; 3 tàu khu trục, 3 chiếc nữa đang đóng;
5 tàu chống ngầm cỡ lớn; 19 frigate; 8 corvette.

Không quân: 127.000 người. Năm 2007, Không quân Ấn Độ có hơn 1.130 máy bay và trực thăng chiến đấu và 1.700 máy bay và trực thăng hỗ trợ.

Vũ khí hạt nhân:
Theo đánh giá của các chuyên gia, Ấn Độ hiện có 30-35 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng chiến đấu, cũng như một số lượng nhất định các bộ linh kiện sẵn sàng đủ để sản xuất 50-90 đầu đạn hạt nhân. Tầm với của các phương tiện mang vũ khí hạt nhân là khoảng 3.000-3.500 km.

Tên lửa đường đạn: gần 100 quả Agni, gần 1.000 quả Prithvi.
Quân đội Trung Quốc

Quân số thường trực: 2.250.000 người.
Ngân sách quốc phòng chính thức năm 2011: khoảng 100 tỷ USD (1,7% GDP).

Lục quân: Quân số: 1,7 triệu người. Dự bị: 0,8 triệu người.
Xe tăng: gần 7.000 chiếc; gần 8.000 xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân.
Pháo: gần 25.000 khẩu.

Hải quân: gần 250.000 người.
Tàu ngầm nguyên tử chiến lược: 5 chiếc.
Tàu ngầm nguyên tử đa năng: 9 chiếc.
Tàu ngầm điện-diesel: hơn 50 chiếc.
Tàu khu trục: 27 chiếc.
Frigate: 45 chiếc.

Không quân: 360.000 người (2008). Hơn 3.200 máy bay chiến đấu và 300 máy bay hỗ trợ, hơn 600 trực thăng.

Vũ khí hạt nhân:
Theo đánh giá của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ về tiềm lực vũ khí hạt nhân Trung Quốc năm 2009, Trung Quốc có gần 180 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng chiến đấu và 240 đầu đạn thông thường.

  • Nguồn: Viktor Savenkov // SP, 23.2.2012.

Print Print E-mail Print