Vietnamdefence.com

 

Ngày 30.1, Iran ăn đòn?

VietnamDefence - Ngày 30.1.2012, Mỹ sẽ tấn công Iran, một số chuyên gia nhận định.

Hai tuần đầu của năm 2012 trôi qua trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự xung quanh Iran leo thang. Ngày càng nhiều tàu chiến mới của Mỹ và NATO kéo đến bờ biển Iran. Không lâu trước năm mới, Mỹ và EU đã tuyên bố sẽ cấm vận mua dầu mỏ Iran, khiến Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad dọa đóng cửa eo biển Hormuz, trong khi hơn 40% dầu mỏ Cận Đông cung cấp cho châu Âu và Mỹ đi qua đây.

Ngay trước năm mới, Mỹ đã phải đến đây cụm tàu sân bay chiến đấu do tàu sân bay John Stennis dẫn đầu. Đầu tháng 1, thêm một cụm tàu sân bay của Hải quân Mỹ do tàu sân bay USS Carl Vinson lại kéo đến biển Arab ở tây nam bờ biển Iran. Trong đội hình của cụm tàu này ngoài bản thân tàu sân bay với 90 máy bay và trực thăng trên khoang, còn có tàu tuần dương tên lửa USS Bunker Hill và tàu khu trục tên lửa USS Halsey. Ngày 10.1.2012, tàu sân bay Abraham Lincoln cũng đến đó cùng tàu tuần dương tên lửa USS Cape St. George. Trong cụm tàu này còn có 2 tàu khu trục tên lửa USS Momsen và USS Sterett.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ đã tung đến khu vực Vùng Vịnh cụm tàu đổ bộ và một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ viễn chinh. Cụm tàu này bao gồm tàu đổ bộ chở trực thăng vạn năng tối tân USS Makin Island lớp Wasp, tàu đốc vận tải đổ bộ USS New Orleans, tàu đốc đổ bộ USS Pearl Harbor, một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một nhóm đặc nhiệm, một phi đội trực thăng tăng cường và một tiểu đoàn hậu cần. Các tàu đổ bộ vạn năng lớp Wasp được coi là những tàu lớn nhất thuộc loại này trên thế giới. Chúng được sử dụng để đổ bộ các đơn vị lính thủy đánh bộ lên bờ biển không được chuẩn bị để đổ bộ. Trên các boong tàu này có thể bố trí máy bay và trực thăng. Các tàu này được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không, các hệ thống pháo tầm gần và các tên lửa có điều khiển. Thủy thủ đoàn gồm hơn 1.100 người. Tàu cũng có thể chở gần 1.900 lính thủy đánh bộ.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Tàu khu trục HMS Daring của Anh cũng được cử đến Vịnh Persique. Nhiệm vụ chính của các tàu loại này là bảo vệ hạm đội chống tấn công đường không. Hệ thống radar hiện đại và hệ thống tên lửa phòng không PAAMS cho phép chúng phát hiện và tiêu diệt các tên lửa và máy bay tiêm kích của đối phương với hiệu quả cao gấp 5 lần các tàu cùng lớp của các nước khác. Tại khu vực này, hiện tại hiện có mặt tổng cộng 9 tàu của Anh, trong số đó có 4 tàu quét lôi, 1 tàu tuần tra-thủy văn và 3 tàu vận tải tiếp vận.

Kênh truyền hình tiếng Arab Al Arabiya đã đưa tin về việc Lục quân Mỹ bắt đầu đưa tới Israel một đội quân nhiều nghìn lính. Theo site debka.com của Israel chuyên về phân tích chính trị an ninh, đã có gần 9.000 lính Mỹ đến Israel. Ngoài ra, tại Israel sẽ thành lập các sở chỉ huy của Mỹ, còn ở đại bản doanh Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu đặt tại Đức sẽ triển khai các sở chỉ huy của quân đội Israel. Mục đích là lập một lực lượng tác chiến chung cho trường hợp xung đột quy mô lớn ở Cận Đông.

Sự cảnh cáo đối với Iran

Trong bối cảnh đó, cuộc xâm lược đang đến gần của liên minh phương Tây do Mỹ cầm đầu xem ra gần như không tránh khỏi. Việc cấm vận xuất khẩu dầu mỏ Iran thực tế là một thảm họa kinh tế đối với nước này. Sau khi bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt này, Iran đơn giản là không còn cách nào khác là tìm cách dùng quân sự ngăn cản việc chuyên chở dầu mỏ bằng đường biển từ các nước khác. Mà những hành động đó có nghĩa là chiến tranh. Người Mỹ để làm việc đó đang huy động các tàu chiến của mình và các đồng minh để giành ưu thế tuyệt đối trước về các phương tiện chiến tranh.

Thời gian khai chiến tương đối người ta đã biết: nhiều chuyên gia nêu ra ngày 30.1, khi mà tại phiên họp tiếp theo Ủy ban châu Âu của EU dự định công khai tuyên bố áp dụng cấm vận mua dầu mỏ Iran. Đây sẽ là “sự cảnh cáo” đối với Iran. Các hành động tiếp theo của Iran là rõ ràng - đó là đóng cửa eo biển Hormuz. Phản ứng của Mỹ cũng có thể tiên liệu. Mà tiếp sau đó thì cái gì cũng có thể xảy ra. Dẫu sao thì chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo nếu Mỹ hay một nước nào khác tấn công Iran, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp nhanh chóng và trực tiếp tham chiến. Trong một bài báo của Học viện quan hệ quốc tế đương đại mới đăng trên tờ China Daily, có viết: “Dầu mỏ Iran chiếm tỷ lệ lớn trong nhập khẩu của Trung Quốc. Iran là nhà cung cấp hydrocarbon lớn thứ ba cho thị trường Trung Quốc. Trung Quốc hàng năm mua khoảng 20% toàn bộ dầu mỏ Iran xuất khẩu. Mỹ đã quen áp đặt ý chí của mình cho cộng đồng quốc tế, tuy nhiên, họ cần phải biết rằng, thế giới đang thay đổi rất nhanh”.

Quyết định chết người

Nhiều chuyên gia cảnh báo Mỹ rằng, chiến tranh với Iran có thể là cuộc chiến nguy hiểm chết người đối với chính nước Mỹ. Dưới đây là một số ý kiến.

Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quân sự quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Yevgeny Buzhinsky:

- Cuối tháng 1, EU định áp đặt cấm vận mua dầu mỏ Iran. Mặt khác, Mỹ có thể cũng cần một “cuộc chiến nho nhỏ”. Nhưng không thể có cuộc chiến tranh nhỏ. Đây sẽ là cuộc chiến tranh lớn với sự tham gia của rất nhiều đấu thủ. Đó là cả Iran, Israel, và các nước Vùng Vịnh Persique. Và NATO cũng đang hăng hái lao đến đó. Dĩ nhiên là một “cuộc chiến tranh nhỏ thắng lợi” thì chẳng ai phản đối, trong đó có Obama. Song tôi sợ là ở đó sẽ không thể có cuộc chiến tranh nhỏ thắng lợi. Dù sao Iran không phải là Iraq. Một là, các nước này khác nhau về tiềm lực. Hai là, mua chuộc giới quân sự ở Iran khó hơn khi Mỹ đã làm khi đánh chiếm Baghdad sau khi mua chuộc được lực lực vệ binh quốc gia của Hussein. Ở đây, người Mỹ sẽ khó làm được điều đó. Bởi vậy, đây sẽ là một cuộc chiến tranh thực sự và kéo dài.
Nhà nghiên cứu chính trị Mỹ Zbigniew Kazimierz Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nói rằng, hậu quả của cuộc chiến có thể xảy ra với Iran sẽ là thảm họa đối với nước Mỹ. Theo Agence France-Presse, Brzezinski phát biểu với lời cảnh báo đó tại cuộc hội của Hội đồng Đại Tây Dương. Theo ông Brzezinski, hậu quả cuộc chiến với Iran cũng sẽ là thảm họa đối với toàn thế giới.

Đáng chú ý là ngay cả người đứng đầu Lầu Năm góc Leon Panetta cũng đã cảnh báo chính quyền Obama về những hậu quả không thể dự báo của hành động quân sự chống Iran. Báo chí Mỹ đã đưa tuyên bố của ông ta: “Trong vấn đề này, cần phòng tránh các hậu quả không thể lường trước. Các hậu quả này có thể dẫn tới không chỉ sự kiềm chế Iran khỏi những hành động mà họ muốn làm, mà quan trọng hơn là chúng có thể có tác động nghiêm trọng đối với khu vực, chúng cũng có thể có tác động nghiêm trọng đối với Mỹ”.

Nhà nghiên cứu chính trị Solomon Lebanoidze còn quả quyết hơn: “Chỉ mong sao cuộc chiến tranh này không biến thành Thế chiến thứ ba. Bởi lẽ sẽ không có ai trong các nước láng giềng đứng ngoài. Iran - đó không phải là Libya, thậm chí không phải Iraq đối với các vị. Hơn nữa, các lực lượng chống Iran đã không thể thiết lập “vành đai thù địch” bao quanh nước này, có nghĩa là nhiều nước sẽ trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ Tehran. Cụ thể là Trung Quốc. Liên quan đến Moskva thì theo thông tin từ các nguồn gần gũi với Bộ Quốc phòng Nga mà tờ báo Độc lập (Nga) đã viết, các lực lượng hiện có trong khu vực đã được động viên đề phòng chiến tranh có thể nổ ra. Khu vực Nam Kavkaz trực tiếp tiếp giáp với Iran. Biên giới Nga cũng cách đó không xa. Vì thế, sẽ chẳng ai có thể khoanh tay đứng ngoài”.

Sự tham lam chính trị

Về sự tiến triển tình hình xung quanh Iran, Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa-chính trị, tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov nêu một số ý kiến.

Svpressa (SP): Trong cuộc phỏng vấn mới đây với SP, ông đã dự báo rằng, sau năm mới, Mỹ sẽ bắt đầu huy động lực lượng sự, cụ thể là các tàu sân bay đến biên giới Iran. Đây có phải là bằng chứng cho thấy cuộc chiến tranh lớn là không thể tránh khỏi không?

- Tôi nghĩ rằng, tạm thời đó chỉ là cuộc chiến tranh nhỏ, nhưng ác liệt đối với nhiều người. Để tiến hành cuộc chiến tranh lớn, Mỹ sẽ phải huy động đến đó không dưới 6-8 cụm tàu sân bay chiến đấu. Họ cần thuyết phục các đồng minh để thiết lập trên lãnh thổ của họ các bàn đạp để tiến hành cuộc xâm lược.

SP: Chẳng lẽ Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là đồng minh của Mỹ hay sao?

- Đúng là thế, nhưng bây giờ cái mà họ quan tâm hơn không phải là phục vụ người Mỹ trong khu vực mà là đấu tranh với sự ích kỷ và bành trướng của Mỹ. Hơn nữa, triển vọng rất đáng ngờ của cuộc chiến như vậy khó lòng mà cổ vũ được họ. Iran có 70 triệu dân. Lực lượng vũ trang hùng mạnh. Để có thắng lợi ở đây, cần phải tập hợp một lực lượng lục quân không dưới 800.000 người, 500 máy bay chiến thuật. Trong khu vực, không thể lấy đâu ra một đội quân khổng lồ đó. Còn các nước NATO để thiết lập một lực lượng như vậy sẽ cần không dưới nửa năm. Theo tôi, chính trong thời gian như thế ta cần trông đợi một cuộc chiến tranh lớn ở đây. Không thể sớm hơn được.

SP: Nhưng các sự kiện đang nói lên sự chuẩn bị vội vã của Mỹ cho cuộc chiến. Ví dụ, chỉ trong tuần qua, họ đã bán cho các đồng minh Arab 36 tỷ USD vũ khí! Trong thời gian sắp tới, họ sẽ chuyển giao cho Saudi Arabia 84 tiêm kích F-15 có trang bị radar cải tiến và các khí tài tác chiến điện tử. Họ cũng sẽ cung cấp 70 máy bay F-15 cũ hơn, nhưng đã được hiện đại hóa. Ngoài các máy bay, Mỹ cũng sẽ gửi tới Saudi Arabia phụ tùng và đạn dược. Họ cũng sẽ xây dựng hệ thống hậu cần, tiến hành đào tạo nhân sự.

- Dĩ nhiên, điều đó cho thấy ý đồ của Mỹ lôi kéo các nước Arab tham gia cuộc xâm lược. Nhưng một là, để triển khai các phương tiện này, cần có thời gian, hai là, chính người Saudi cũng có rất ít lý do để nhiệt tình trong vấn đề hợp tác quân sự với Mỹ.

SP: Còn đây là những sự kiện nhiều ý nghĩa. Ở Gruzia, chỉ trong tháng 12 đã mở cùng lúc 20 bệnh viện nhỏ, mỗi bệnh viện có 20 giường. Trong thời gian tới sẽ có tổng cộng đến 150 bệnh viện như vậy được xây dựng. Theo các thông tin trên báo chí, chúng được xây dựng bằng tiền của Mỹ. Song song, Mỹ đang sửa sang lại sân bay Marneuly của Liên Xô trước đây. Có những ý kiến khẳng định rằng, người ta làm việc đó để đón dòng thương binh đông đảo mà người ta khó đưa ngay về Mỹ. Đó chẳng phải là dấu hiệu đêm trước của chiến tranh sao?

- Điều đó nói lên rằng, người Mỹ dự định sử dụng thậm chí những khả năng không đáng kể như lực lượng của Saakashvili để bảo đảm cho cuộc chiến tranh lớn tương lai. Nhưng tôi nhắc lại, điều đó sẽ xảy ra không sớm hơn sau nửa năm nữa.

SP: Thế ông nói gì về việc gạt chiếc kim trên “đồng hồ tận thế” trong Bulletin of the Atomic Scientists của Mỹ thêm 5 phút trước nửa đêm (nó tượng trưng cho sự bắt đầu của thảm họa toàn cầu?)?

- Nhưng “đồng hồ tận thế” đó là sự ẩn dụ, sự cảnh báo. Ở đây, 5 phút có thể kéo dài một ngày đêm, một nửa năm, cả một năm. Dĩ nhiên, tôi không thể hoàn toàn loại trừ nguy cơ bắt đầu một cuộc chiến tranh lớn trong thời gian sắp tới. Nhưng đó sẽ là một cuộc phiêu lưu mà ngay cả các tướng lĩnh Lầu Năm góc cũng can ngăn các chính trị gia Mỹ. Mặc dù có thể chờ đợi bất cứ điều gì từ nước Mỹ. Bởi lẽ nền tảng chính sách của họ là sự tham lam mà như ta đã biết, đã hủy diệt ai đó.

  • Nguồn: Hai tuần nữa là chiến tranh / Sergei Turchenko // SP, 13.1.2012.

Print Print E-mail Print