VietnamDefence -
Phát triển tiêm kích thế hệ 5 là một trong những chủ đề hợp tác chính Nga-Ấn. Việc hợp tác chế tạo máy bay mới mà Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov nói đến trong chuyến thăm Ấn Độ mới đây làm nảy sinh nhiều câu hỏi, trong đó có câu hỏi loại tiêm kích thế hệ 5 nào đang được nói đến bởi vì mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 T-50 của dự án PAK FA hiện đã đang bay thử ở Nga?
|
PAK FA T-50
|
Tiêm kích thế hệ 5 đang ngày càng trở thành biểu tượng của các quốc gia sở hữu nền công nghiệp hàng không độc lập của riêng mình, có khả năng chế tạo máy bay chiến đấu. Các loại máy bay này hiện chỉ có Mỹ có với F-22 có trong trang bị và F-35 đang thử nghiệm, và Nga với Т-50 đang được thử nghiệm.
Ấn Độ đang ráo riết phát triển công nghiệp hàng không và cũng muốn có loại máy bay này. Tuy nhiên, việc phát triển máy bay đó từ con số không hiện đối với công nghiệp Ấn Độ là không thể vì thế ở đây yếu tố then chốt đối với Delhi là hợp tác với Nga, quốc gia đang rất cần hổ trợ tài chính để hoàn tất phát triển tiêm kích thế hệ 5 của mình.
Т-50 hiện nay đã được nhiều chuyên gia xem là máy bay cực kỳ triển vọng, có thể trở thành cơ sở cho cả một họ máy bay chiến đấu đông đảo giống như thiết kế trước của Sukhoi là Т-10 sản sinh ra họ máy bay Su-27 và các biến thể nổi tiếng của nó.
|
F-22 Raptor
|
Điểm khác biệt về chất của Т-50 so với F-22 chính là ở chỗ tiêm kích thế hệ 5 sản xuất loạt đầu tiên trên thế giới của Mỹ F-22 quá đắt để có thể sử dụng rộng rãi, còn những vấn đề kỹ thuật không tránh khỏi đối với loại máy bay tiên phong cùng với những hạn chế chính trị (luật Mỹ cấm xuất khẩu F-22) đã loại trừ khả năng phát triển hệ thống F-22.
|
F-35 Lightning II
|
Máy bay thế hệ 5 thứ hai của Mỹ là F-35 đang được thử nghiệm lại vấp phải những khó khăn kiểu khác. Mỹ thì cố chế tạo một tiêm kích thế hệ 5 ‘rẻ tiền’, có những khả năng thậm chí còn cao hơn loại F-22 đắt tiền, nhưng ở phương án rút gọn (vũ khí ít hơn, tầm bay ngắn hơn và tốc độ nhỏ hơn, tính năng radar kém hơn…). Kết hợp tất cả những yêu cầu này trong một máy bay là rất khó.
Giá F-35 đã vượt quá 150 triệu USD, cao hơn 2 lần con số dự kiến ban đầu và hiện chưa có dấu hiệu giảm đi, còn đạt được nhiều tính năng của F-22, cụ thể là tốc độ hành trình siêu âm thì F-35 không thể.
Tình hình tồi tệ thêm do các nhà thiết kế muốn chế tạo dựa trên F-35 3 biến thể khác nhau là tiêm kích “thông thường” cho không quân, tiêm kích trên hạm cho Hải quân Mỹ và máy bay cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng cho Thủy quân lục chiến Mỹ và hải quân các nước đồng minh của Mỹ. Kết quả là chương trình bị chậm tiến độ, gia cả leo thang.
Trong bối cảnh ấy, chương trình Т-50 được phát triển có tính đến kinh nghiệm chế tạo F-22 cũng như F-35 xem ra hiện thực hơn. Các công trình sư Nga không thắng vào một cỗ xe “cả một con ngựa và một con đama cái” và đi theo con đường đã được kiểm nghiệm là chế tạo máy bay đa năng hạng nặng với độ vững chắc dự trữ cao.
Các động cơ đang được phát triển cho Т-50, thiết bị trên khoang và vũ khí sẽ bảo đảm thành công cho chương trình kể cả khi có bộ phận nào đó “bị muộn” vì ở một chủng loại đều có phương án dự phòng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi chính máy bay Nga được chọn làm cơ sở chế tạo máy bay thế hệ 5 theo chuwong trình FGFA của Ấn Độ. Lúc này, khi Т-50 đã đang bay và vượt qua thử nghiệm tốt đẹp, Ấn Độ và Nga có thể ký hợp đồng phát triển máy bay FGFA dựa trên nó và tin tưởng vào thành công của chương trình